Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Những câu chuyện ly kỳ trên dăy Yên Tử (ST)

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 nguoihaiduong
 member

 ID 70353
 11/21/2011



Những câu chuyện ly kỳ trên dăy Yên Tử (ST)
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Những lâm tặc, những người đi rừng phát hiện ra bà. Người ta kể, dáng bà thanh mảnh, mặc áo nâu sồng, đôi mắt sáng rực, hiền từ như một vị Bồ Tát.

Kỳ 1: Những người tu hành khổ hạnh trong đại ngàn Yên Tử

Tôi đă có suốt một tuần lang thang ở “nghĩa địa vua Trần” nơi vùng đất Yên Sinh cổ (An Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh), để ghi lại một cách sinh động nhất, đau đớn nhất về lăng mộ và các công tŕnh đổ nát thờ các vị quân vương lừng lẫy của một triều đại vang bóng.

Đă có quá nhiều xúc cảm quanh những câu chuyện đau ḷng ấy. 8 vị vua Trần, với những ngôi mộ, đền thờ đổ nát, hoặc không c̣n ǵ, hoặc đă ch́m dưới ḷng hồ, hoặc chỉ c̣n lại vài viên gạch, vài chân đế cột trụ tố cáo sự vô t́nh của lớp hậu sinh.

Đứng dưới đập nước Trại Lốc, đập nước đă xóa sổ lăng mộ vua Trần Minh Tông và nhấn ch́m lăng mộ Trần Anh Tông, ông chủ thầu hồ Trại Lốc chỉ tay lên đỉnh Tây Yên Tử lẫn trong mây mờ bảo: “Phía sau mấy ngọn núi cao chót vót kia là nơi an nghỉ của vua Trần Nhân Tông đấy! Xa lắm, phải mất vài ngày đi bộ mới khám phá hết được lăng mộ và các công tŕnh đổ nát trong rừng. Phải t́m được người hiểu biết, thuộc đường, mới đi t́m được”.

Cái chỉ tay của ông chủ thầu hồ Trại Lốc khiến tôi trằn trọc nhiều đêm. Không hiểu cái am đấng quân vương kiệt xuất Trần Nhân Tông kia từng tu hành, đoạn tuyệt hoàn toàn với hỉ nộ ái ố, rồi chết trong thế nằm nghiêng giữa rừng, để cây trúc mọc xuyên qua kia giờ như thế nào? Liệu lăng mộ, am tháp của ngài có phải chịu cảnh bị bọn trộm đổ cổ đánh ḿnh nổ tung để t́m kho báu không? Hay lăng mộ của ngài cũng những công tŕnh huyền thoại vẫn c̣n ẩn bóng dưới rặng tùng trong đại ngàn Yên Tử?

Ông Lê Quang, Phó giám đốc Trung tâm quản lư Di tích – Danh thắng Yên Tử đứng ở trụ sở cơ quan chỉ tay về dăy Yên Tử bảo: “Nếu so với các dăy núi khác ở Việt Nam, th́ Yên Tử không phải là cao, chỗ cao nhất chỉ hơn ngàn mét so với mặt nước biển. Nhưng các cụ đă nói: Núi không cốt ở cao, vấn đề là trên núi có tiên ngụ, sông không cốt ở sâu, niềm thiêng ở chỗ dưới sông có rồng ở. Yên Tử được xưng tôn là đệ nhất danh sơn, là một non thiêng, bởi nó là ngọn núi của tâm linh, của Phật và chỉ những người có căn cơ với thiền mới ở trên đó được”.

Và, người có căn cơ đầu tiên và kỳ lạ nhất chính là đấng quân vương kiệt xuất Trần Nhân Tông. Làm sao một dăy núi b́nh thường lại có thể khiến một vị vua rũ bụi trần, bỏ long bào cùng với ngai vàng lấp lánh, người đẹp sớm chiều để khoác áo cà sa lên núi tu hành? Điều đó chứng tỏ mảnh đất này thiêng liêng, cuốn hút ngài ghê gớm lắm.

Sự rũ bỏ tham sân si của ngài cao độ đến nỗi ngài coi cái chết là một điều giản dị đến khó tưởng tượng. Ngài nằm nghiêng thanh thản trong rừng, tựa dáng sư tử nằm, ngóng về xa xăm, rồi hóa giữa đại ngàn hoang vu, đến nỗi, khi cây trúc mọc xuyên qua người ngài, đệ tử mới phát hiện ra, để rồi dựng lại h́nh ảnh ấy bằng bức tượng đá gây cảm động cho muôn đời sau.

Theo ông Quang, Phật hoàng Trần Nhân Tông từng có 19 năm tu hành rất khắc nghiệt. Di tích chùa Cầm đă nói lên điều đó. Tôi đă cuốc bộ lên tận di tích chùa Cầm để tưởng nhớ tới việc ngài chỉ uống nước cầm hơi, không ăn uống ǵ.

Trong chuyến nhiều ngày xuyên rừng thăm thẳm quanh dăy non thiêng Yên Tử, tôi đă được nghe kể và được tận mắt rất nhiều câu chuyện kỳ lạ về những đệ tử đang ngày đêm tu luyện theo lối khổ hạnh của ngài, với mong ước siêu thoát triệt để. Những câu chuyện về họ cứ ám ảnh, lơ mơ như trong cổ tích. Họ đang thầm lặng tiếp bước con đường mà vị Phật tổ của ḿnh đă vạch ra.

Tôi đă gặp những vị sư kỳ lạ như Thích Minh Tiến, Đạt Ma Trí Thông, Thích Thanh Quư… bao năm kỳ công tu tập giữa rừng, trong hang đá như những thiền sư của xứ sở mây mù, xa xôi, nguồn cội Phật giáo măi bên Tây Tạng.

Họ bỏ chút ít thời gian để hái quả vả, chuối rừng ăn, uống nước cầm hơi, c̣n lại tất tật thời gian họ dành cho việc tu luyện trong mái đá giữa rừng già. Họ đang đi t́m đức Phật ở trong chính con người họ.

Chuyện về những người tu hành khổ hạnh trong đại ngàn Yên Tử th́ có nhiều lắm, kể cả ngày không hết. Nhưng, ám ảnh nhất với tôi, có lẽ là một vị nữ tu bên sườn Đông Yên Tử. Bà đă biết mất một cách kỳ lạ trên con đường hành xác.

Chuyện rằng, thập kỷ 80, dăy Yên Tử c̣n hoang vu lắm, cây cối cổ thụ, dây leo chằng chịt, hùm beo gầm gừ, th́ có một nữ tu khổ hạnh vạch đường lên núi.

Nữ tu t́m lên khu vực di tích chùa Cầm, rồi sống đúng theo tinh thần tu hành của Phật hoàng. Bà chỉ ăn hai thứ duy nhất là măng mọc dưới đất và quả vả mọc trên cây. Người ta vẫn tin rằng, ăn quả vả mọc hoang trong rừng sẽ khiến ḷng thiền sáng hơn. Mỗi ngày bà ăn một bữa ngon lành hai thứ đó, rồi ngồi trong am tu thiền.

Những lâm tặc, những người đi rừng phát hiện ra bà. Người ta kể, dáng bà thanh mảnh, mặc áo nâu sồng, đôi mắt sáng rực, hiền từ như một vị Bồ Tát.

Rồi người đi rừng phát hiện ra bà. Những câu chuyện đồn thổi về bà cứ ngày một lớn. Ai cũng tin bà là Bồ Tát hiển linh. Phật tử khắp nơi đổ về vái lạy bà như Thánh và xin theo bà hạ hầu khói nhang.

Nhưng rồi một ngày, cách đây dăm năm, bà đột nhiên mất tích. Từ bấy đến giờ, chẳng ai c̣n thấy bóng dáng bà trong cánh rừng hoang rậm. Không ai biết bà tên ǵ, đến từ đâu. Các đệ tử khẳng định bà là đức Bồ Tát hiển linh. Người ta tin bà đă về thế giới cực lạc rồi.

Tôi c̣n được nghe một câu chuyện nữa, về một vị chân tu tên Hoàng, do bà văi tên Minh, săn sóc am Ngọa Vân, sống ở thôn Tây Sơn (B́nh Khê, Đông Triều) kể.

Chẳng ai biết lư lịch của vị sư này, đến từ chùa nào. Sư Hoàng tin rằng chỉ có cách tu hành khổ hạnh theo lối của Phật hoàng Trần Nhân Tông mới về được thế giới cực lạc.

Ông dứt bỏ hoàn toàn bụi trần để ẩn tu trong rừng trúc, cách am Ngọa Vân không xa. Sư Hoàng chỉ có một ḿnh sống giữa hoang vu rừng rậm. Ông dựng một căn lều nhỏ bằng trúc giữa rừng trúc, cách vườn mộ tháp cùng vườn tùng không xa, để bắt đầu một cuộc đời tu hành khổ hạnh.

Ngày ông cũng chỉ ăn một bữa quả vả, hoặc chuối rừng, rau rừng vào đúng giờ ngọ, rồi ngồi thiền định giữa đại ngàn mịt mùng như những vị chân tu. Ông cũng được phát hiện bởi đám lâm tặc.

Biết nơi tu hành khổ hạnh của sư Hoàng, bà Minh cùng các phật tử của Ngọa Vân am thi thoảng vẫn vạch rừng đến xem sư Hoàng tu hành ra sao. Bà thường hỏi sư cần ǵ th́ sẽ cung ứng giúp, nhưng sư đều từ chối.

Nhưng rồi, một ngày, chẳng ai thấy bóng dáng sư Hoàng đâu nữa. Ông đă biệt tăm, biệt tích.

Tôi đă đi qua rừng trúc đó và chỉ c̣n thấy nền đất tịch mịch giữa rừng trúc mênh mang. Người ta bảo, ông đă về Thiên Trúc với vị Phật hoàng của ḿnh.

C̣n tiếp…

Phạm Ngọc Dương



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 nguoihaiduong
 member

 REF: 618840
 11/21/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Kỳ 2.“Hồn ma” 300 cung nữ suối Giải Oan báo oán!

- Trong những ngày loanh quanh ở sườn Đông Yên Tử, tṛ chuyện với người dân quanh khu danh thắng, sư săi trong chùa và các cán bộ quản lư, tôi được nghe rất nhiều chuyện huyền hoặc, thậm chí rùng rợn về vùng núi thiêng này.


Những câu chuyện kỳ bí, hoang đường thường được kể bởi những người mê tín lại ưa buôn chuyện, nhưng ở đây, tôi được nghe rất nhiều chuyện hoang đường từ lời kể của các… quan chức.

Ông Lê Quang, Phó Giám đốc Trung tâm quản lư Di tích – Danh thắng Yên Tử kể rằng, có lần, đang lang thang ở suối Giải Oan, nơi 300 cung nữ trẫm ḿnh khi đức vua Trần Nhân Tông lạnh lùng ngoảnh mặt, ông gặp một cảnh tượng khá lạ: Mấy chục người đàn bà vừa quỳ vừa lạy, vừa khóc lóc thảm thiết bên bờ suối.

Ṭ ṃ, ông Quang tiến lại t́m hiểu. Những người này chuẩn bị một mâm đầy ăm ắp lễ vật. Cạnh mâm lễ là mấy rổ đựng… đá cuội.

Mấy chục chị em sau khi vái lạy kèm khóc lóc, th́ bê thúng đá cuội rải dọc suối Giải Oan.

Không hiểu những người này làm tṛ ǵ, ông Quang liền hỏi người lái xe. Anh này kể, mấy tháng trước, anh chở mấy chục phụ nữ từ Lạng Sơn về Yên Tử ngoạn cảnh. Sau khi lên đến chùa đồng, trên đường về, chị em kéo nhau xuống suối suối Giải Oan một là rửa chân tay, mặt mũi, hai là xem nơi các cung nữ trẫm ḿnh.

Thấy suối có nhiều đá cuội đẹp, chị em bảo nhau nhặt về. Người nhặt ít cũng dăm ba ḥn, người nhặt nhiều th́ mấy bịch nilon. Chị em bảo rằng, nhặt đá cuội ở suối Giải Oan về kỳ cọ chân tay khi tắm, mong da dẻ được trắng đẹp như những… cung nữ của vua Trần.

Có một chuyện lạ, không biết có tin được không, nhưng ông Quang khẳng định nghe từ miệng anh lái xe và mấy chị đang trả đá cuội lại suối Giải Oan kia. Chuyện rằng, khi chị em mang đá cuội về kỳ cọ tay chân, người ngợm, th́ đêm nào họ cũng gặp… ma.

Ai cũng kể rằng, hồn ma của các cung nữ chết oan dựng họ đậy đ̣i trả đá. Cứ như lời họ kể th́ tất cả số chị em phụ nữ trong chuyến đi Yên Tử đó mang đá cuội từ suối Giải Oan về đều bị như vậy.

Sau mấy tháng mất ngủ v́ gặp “ma”, ai cũng phờ phạc như người mất hồn. Ngay cả anh lái xe, lấy về cho vợ mấy viên cuội, mong vợ ḿnh thành cung nữ, cũng gặp cảnh tương tự.

Sợ quá, những người này đă chuẩn bị lễ vật mang về Yên Tử tạ tội với các cung nữ, rồi trả lại đá cuội cho suối Giải Oan.

Tôi chẳng tin lắm chuyện ma mănh, oan hồn cung nữ đi đ̣i viên sỏi. Nếu có chuyện “ma hành” như thế, có lẽ những kẻ phá mồ mả các vua Trần kia sẽ bị ma vật chết hết cả rồi.

Nhưng có một sự thực, từ bấy đến nay, khách thập phương khi đến suối Giải Oan, th́ chẳng dám lội xuống suối nữa, sợ xúc phạm đến nơi an nghỉ của các linh hồn.

Bản thân ông Quang cũng để ư theo dơi và được chứng kiến rất nhiều chuyện lạ quanh suối Giải Oan. Ông Quang tin tin rằng linh hồn các cung nữ rất thương những người bất hạnh.

Nhiều cô gái có hoàn cảnh éo le như trót mang bầu bị ruồng bỏ, mắc AIDS, hoặc gặp cảnh trớ trêu, sau khi ngồi bên suối Giải Oan khóc lóc, tâm sự với oan hồn các cung nữ, tự dưng thấy ḷng cực kỳ thanh thản và t́m được cách giải thoát cho sự bế tắc trong cuộc đời ḿnh.

Những câu chuyện linh thiêng huyền bí trên Yên Tử kể cả ngày không hết. Chính ông Quang đă từng được chứng kiến cảnh tượng một đoàn du khách đến mấy chục người, toàn nam thanh nữ tú, tóc vàng tóc xanh, lên đến chùa Hoa Yên, cười nói vô duyên, trai văng bậy bạ, gái cười hô hố, văng mạng xúc phạm thánh thần, liền bị đau bụng quằn quại, không đi nổi nữa.

Đám thanh niên lố bịch này cứ cố lê mỗi bước, bụng lại đau hơn, cuối cùng phải quay đầu xuống núi. Khi xuống đến chân núi, th́ các cơn đau khủng khiếp chợt tan biến đâu mất. Đám thanh niên nhí nhố này hoảng hồn, không dám lên Yên Tử nữa.

Ông Trần Trương, nguyên Trưởng ban quản lư Di tích – Danh thắng Yên Tử cũng kể một câu chuyện đầy chất liêu trai, rằng: Sau khi đám công nhân làm xong nhà khách Yên Tử, th́ rủ nhau lên lễ chùa Đồng. Khi đi qua vườn mộ tháp Huệ Quang, thấy một ḥn đá nằm trên ngọn một tháp cổ, liền thách đố nhau ném trúng ḥn đá đó. Một cậu vung tay ném trúng khiến ḥn đá rơi xuống.


Mỗi năm có cả triệu du khách lên đỉnh Yên Tử, song chưa từng có du khách thiệt mạng trên đoạn đường nguy hiểm từ chùa Bảo Sái lên chùa Đồng.


Lên đến chùa Đồng, đám công nhân này mới phát hiện thiếu một người. Tuy nhiên, không ai lo lắng v́ họ đều là người địa phương, không sợ lạc đường.

Rong chơi trên đỉnh núi mấy tiếng th́ họ xuống núi. Lúc về đến khu vườn tháp Huệ Quang, đám công nhân sửng sốt khi thấy cậu bạn ném đá lúc năy đang ngồi xếp bằng bên lăng mộ tháp, mặt úp vào tường, hai tay đặt lên đùi. Mọi người hỏi chẳng nói, gọi chẳng thưa, lắc vai măi không tỉnh, cứ ngồi bất động như khúc gỗ.

Đám công nhân sợ quá, liền báo ban quản lư di tích. Ban quản lư lên chùa Hoa Yên mời thầy Diệu Nhàn xuống làm lễ sám hối.

Sư Diệu Nhàn làm lễ xong th́ cậu công nhân nghịch dại kia mới tỉnh lại. Anh ta như người mất hồn, bật khóc nức nở, rồi tức tốc chạy xuống núi. Sau này, tôi gặp sư Diệu Nhàn, sư bảo, những chuyện kiểu như vậy diễn ra thường xuyên ở Yên Tử.

Từng là một thầy giáo, ông Lê Quang không mấy tin vào những chuyện huyễn hoặc, nhưng trong quá tŕnh nhiều năm sống với Yên Tử, ông đă được chứng kiến tận mắt những chuyện khó tin xảy ra.

Lạ nhất là đoạn đường từ chùa Bảo Sái, qua tượng An Kỳ Sinh lên chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử, từ xưa đến nay, chưa có vụ chết người do tai nạn nào cả, mặc dù đây là đoạn đường cực kỳ cheo leo, dốc dác, núi đá lô nhô, rất trơn.


Nhiều trường hợp ngă rất mạnh, nhưng chỉ xước sát tay chân mà thôi. Trong những ngày cao điểm, Yên Tử đón tới 7 vạn du khách, người hành hương chật kín mọi con đường, mà không xảy ra tai nạn chết người là một chuyện rất lạ.

Thậm chí, hồi thi công chùa Đồng, đột nhiên mây đen kéo đến ngay trên đầu, sét đánh thẳng vào khu vực đang xây chùa khiến mọi thứ cháy đen, tróc hết cả nền chùa, nhưng lạ ở chỗ mấy chục người đứng đó mà không ai hề hấn ǵ, chị bị ù tai một lúc. Đám công nhân đều tin Phật tổ phù hộ nên tiếp tục làm việc, mà không sợ sấm sét đánh chết.

Đỉnh núi lô nhô, đường lên đỉnh Yên Tử dốc ngược, nhưng các cụ già cứ leo phăm phăm mà chẳng thấy mệt nhọc ǵ.

Nhưng lạ nhất là chuyện gần như năm nào cũng có một cụ già chết ở đoạn từ chùa Một Mái lên chùa Bảo Sái và cách chết của họ cũng vô cùng kỳ lạ.


Mới đây, có một cụ già 77 tuổi, quê ở Hải Pḥng, nhất định bắt con cháu cùng đi lên Yên Tử. B́nh thường cụ rất yếu, nhưng đến Yên Tử, cụ cứ đi bộ leo núi phăm phăm, mà không cần đi cáp treo. Con cháu thấy vậy th́ rất mừng, v́ nghĩ được thánh thần phù hộ, cụ đă khỏe lại.

Đi một mạch đến gần chùa Bảo Sái, cụ bảo con cháu giở đồ ra ăn. Ăn uống xong, cụ đi vào rừng, ngồi dựa vào gốc cây, nhắm mắt rồi “hóa”. Cụ “hóa” một lúc rồi mà con cháu cứ tưởng cụ ngủ, v́ khuôn mặt cụ rất thanh thản.

Những kiểu chết như cụ già này diễn ra khá nhiều ở Yên Tử. Các nhà sư ở Yên Tử th́ gọi đó là hiện tượng “được về với Phật”.

Có một sự kiện nhiều người biết, thể hiện sự thiêng liêng của đất trời Yên Tử tác động vào con người, đó là “hiện tượng thơ Hoàng Quang Thuận”.

Trước đây, Tiến sĩ Hoàng Quang Thuận, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chỉ là người thuần túy làm khoa học, thế nhưng, sau một đêm “ngủ cùng gió sương” trên đỉnh Yên Tử bỗng trở thành “người thơ”.

Ba đêm liền ông không ngủ mà chắp bút viết liên tục tới 63 bài thơ. Ông bảo, những bài thơ cứ tự đến như không, cứ trào ra như ai đó đọc cho và ông chỉ việc chép lại! Những bài thơ khá đặc biệt này được in thành tập “Thi Vân Yên Tử”.

C̣n tiếp…

Phạm Ngọc Dương
Mới đây, có một cụ già 77 tuổi, quê ở Hải Pḥng, nhất định bắt con cháu cùng đi lên Yên Tử. B́nh thường cụ rất yếu, nhưng đến Yên Tử, cụ cứ đi bộ leo núi phăm phăm, mà không cần đi cáp treo. Con cháu thấy vậy th́ rất mừng, v́ nghĩ được thánh thần phù hộ, cụ đă khỏe lại.

Đi một mạch đến gần chùa Bảo Sái, cụ bảo con cháu giở đồ ra ăn. Ăn uống xong, cụ đi vào rừng, ngồi dựa vào gốc cây, nhắm mắt rồi “hóa”. Cụ “hóa” một lúc rồi mà con cháu cứ tưởng cụ ngủ, v́ khuôn mặt cụ rất thanh thản.

Những kiểu chết như cụ già này diễn ra khá nhiều ở Yên Tử. Các nhà sư ở Yên Tử th́ gọi đó là hiện tượng “được về với Phật”.

Có một sự kiện nhiều người biết, thể hiện sự thiêng liêng của đất trời Yên Tử tác động vào con người, đó là “hiện tượng thơ Hoàng Quang Thuận”.

Trước đây, Tiến sĩ Hoàng Quang Thuận, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chỉ là người thuần túy làm khoa học, thế nhưng, sau một đêm “ngủ cùng gió sương” trên đỉnh Yên Tử bỗng trở thành “người thơ”.

Ba đêm liền ông không ngủ mà chắp bút viết liên tục tới 63 bài thơ. Ông bảo, những bài thơ cứ tự đến như không, cứ trào ra như ai đó đọc cho và ông chỉ việc chép lại! Những bài thơ khá đặc biệt này được in thành tập “Thi Vân Yên Tử”.

C̣n tiếp…

Phạm Ngọc Dương


 

 langdong008
 member

 REF: 618864
 11/21/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


-Cảm ơn nguoihaiduong đă sưu tầm và post lên diễn đàn bài viết hay !

Đang đợi nguoihaiduong post tiếp .
langdong.


 

 nguoihaiduong
 member

 REF: 619070
 11/23/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai




Những di sản hoang phế tuyệt đẹp trong đại ngàn Yên Tử

- Kể cũng lạ, việc đánh thức Yên Tử không phải bởi các nhà khoa học, các nhà văn hóa, các nhà lănh đạo, mà lại là… lâm tặc!


Loanh quanh cả buổi ở xă Thượng Yên Công, rồi tôi cũng thuê được một người dẫn đường, quyết đi ṿng quanh dăy Yên Tử huyền bí.

Người dẫn đường cho tôi tên Phong, vốn là một lâm tặc, giờ đổi nghề đi lấy cây thuốc bán cho du khách. Hơn 20 năm lang bạt kiếm sống trong đại ngàn Yên Tử, nên Phong khá thuộc dăy núi này.

Theo lời Phong, độ 20 năm trước, đại ngàn Yên Tử c̣n rậm rạp, hoang vu lắm. Trong rừng chỉ có rải rác vài thiền sư ăn quả vả, uống nước lă, để tu hành khổ hạnh, một số người Dao đi đào măng, hái thuốc và… lâm tặc.

Phong cứ vỗ ngực tự hào, rằng không có đám lâm tặc như anh ta, th́ không biết bao giờ non thiêng Yên Tử, với những giá trị lớn lao được đánh thức. Kể cũng lạ, việc đánh thức Yên Tử không phải bởi các nhà khoa học, các nhà văn hóa, các nhà lănh đạo, mà lại là… lâm tặc!

Tuy nhiên, điều Phong nói cũng không hẳn sai. Cách đây chừng 20 năm ǵ đó, chính nhóm lâm tặc của Phong, cùng với những lâm tặc bên xă Lục Sơn (Lục Nam, Bắc Giang) phía sườn Tây Yên Tử, trong quá tŕnh phát cây, mở đường, xẻ gỗ, đă phát hiện rất nhiều bậc đá, đường cổ, dẫn đến những ngôi chùa, am đá, với rặt là voi đá, ngựa đá, tượng đá, bia đá…

Thế nhưng, đám lâm tặc này không hiểu đó là di sản vô cùng kỳ vĩ, mà nghĩ rằng, đây là kho báu của “người Tàu”. Thế là, chẳng xẻ gỗ nữa, đám lục lâm thảo khấu này chuyển nghề… săn đồ cổ.

Với xà beng, cuốc, xẻng, họ rùng rùng kéo nhau vào rừng phá sập chùa cổ, đào đổ am đá, chặt đầu ngựa đá, voi đá để t́m… vàng bạc, đồ cổ.

Chẳng hiểu do ấu trĩ, hay nghe truyền thuyết ǵ về cách cất giữ kho báu, mà họ tin rằng, người xưa cất giữ châu báu trong những pho tượng. Thế là, chẳng pho tượng, linh vật nào c̣n nguyên vẹn cả. Họ chặt đầu, bổ bửa voi đá, ngựa đá, rùa đá, tượng đá, đập vỡ tung tóe bia đá 700 năm tuổi để t́m vận may.

Những ngôi tháp đá đẹp tuyền trần, nguyên vẹn, cổ kính, với những tảng đá xanh lớn được ghép khít, không thể phá nổi bằng xà beng, bùa ŕu, th́ chúng nhồi ḿn tự tạo vào chân tháp và giật đổ. Vậy nên, chả ngôi tháp nào trong đại ngàn Yên Tử c̣n nguyên vẹn.

Khi các di sản 700 năm bị nhóm săn t́m đồ cổ phá hoại sạch sẽ, th́ các nhà khoa học mới quan tâm, biết đến và xắn tay thống kê, khai quật, kẻ vẽ, t́m hiểu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Những di sản đó, những công tŕnh đó các nhà khoa học đều biết đến trong sử sách, nhưng nó nằm ở đâu th́ quả là phải nhờ đến… lâm tặc.

Giờ lên đỉnh Yên Tử, du khách chỉ việc ngồi cáp treo, loáng cái đă đến chùa Hoa Yên. Ngày xưa, để lên đến chùa Hoa Yên, phải đi bộ ngót một ngày.

Chúng tôi không chọn đường du lịch với cáp treo hỗ trợ, mà đi theo con đường cổ mới được lâm tặc phát hiện. Con đường đó bắt đầu từ sau chùa Giải Oan, rồi cứ dọc suối mà đi.

Phong bảo, từ đây sẽ có nhiều hướng, nhưng có 2 hướng chính, một hướng sang Bắc Giang, một hướng về Đông Triều (Quảng Ninh). Đi sang Bắc Giang, rồi theo cánh cung dăy núi ṿng về Đông Triều cũng được, sẽ bao quát hết dải Yên Tử hùng vĩ. Tôi đề xuất đi từ Uông Bí, ṿng sang Bắc Giang rồi về vùng An Sinh, Đông Triều. Đi chừng 3-4 ngày th́ hết dăy Yên Tử.

Chuẩn bị đồ đạc, ba lô trĩu vai, chúng tôi lên đường. Theo lời Phong, cứ đi đến đâu hay đến đấy, bởi dăy Yên Tử mùa này thời tiết thất thường, khó đoán định được lộ tŕnh. Nếu thời tiết thuận lợi, th́ chỉ mất 3 ngày là xong hành tŕnh, c̣n gặp mưa lớn và thú dữ, th́ chưa biết khi nào mới xuống núi được.

Con đường tôi và Phong đi cỏ mọc rêu phong, dây leo bịt bùng lối. Du khách hầu như không biết đến con đường này. Đoạn đường được lát bằng đá có tuổi 700 năm. Xưa nó là con đường lâm tặc phát hiện ra, rồi cứ lần theo con đường này mà t́m ra cả một hệ thống am, tháp. Đến giờ, vẫn chẳng có ai đi con đường này ngoài những người đi hái thuốc.

Theo lời Phong, con đường này xưa kia có tên là Xích Tùng, bởi hai bên đường rợp bóng tùng. Giờ tùng không c̣n rợp bóng hai bên đường, nhưng rải rác vẫn có những cây tùng cổ thụ, cao vượt hẳn tán rừng. Phong bảo, tổng cộng c̣n 10 cây tùng cổ ở dọc con đường này, cây nào cây nấy to 2-3 người ôm.

Đi đến chồn chân th́ Phong bảo đă đến nơi… vua tắm. Chẳng hiểu có phải đây là nơi vua Trần Nhân Tông tắm táp gột rửa bụi trần trước khi nhập am thiền định hay không, nhưng nó có tên thác Ngự Dội.

Và cách thác Ngự Dội không xa là phế tích với nền đá rêu phong của am Thiền Định, nơi Ngài ngồi nhập định, tham thiền.

Thật đáng tiếc, nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông ngồi tu tập thành chính quả giờ chỉ c̣n những chân tường đá, với rừng trúc bạt ngàn bao quanh, phủ kín. Trúc lách qua những kẽ đá nền am để cḥi lên.

Đi một đoạn nữa th́ đến một con suối lạ, với màu nước vàng óng. Ánh nắng yếu ớt xuyên qua kẽ lá, phản chiếu ánh lấp lánh như thể ḍng nước pha bột vàng.

Không hiểu v́ sao nước dưới con suối này lại có màu vàng. Phong bảo, những người đi rừng thường giặt quần áo dưới suối, chẳng cần bột giặt mà vẫn rất sạch. Nhiều người sợ trong nước có hóa chất, nên không dám uống, nhưng Phong uống thử nhiều lần, thấy nước mát lạnh, không có vị lạ ǵ.

Đứng trên vách núi cách thác Vàng không xa nh́n xuống phía Đông mới thấy vị vua triều Trần xưa kia bố trí cảnh quan thật tài t́nh.

Các am, tháp, chùa chiền được bố trí theo hai trục dọc và ngang, cắt nhau ở chùa Hoa Yên. Trục dọc theo lối du khách hiện đang đi từ chân núi lên chùa Đồng, c̣n trục ngang đă bị thời gian 700 năm bít lối.

Dọc theo trục ngang về phía Đông từng có những di tích mang đậm màu sắc huyền bí, giờ chỉ c̣n là đống đổ nát. Đó là am Dược Tiên, am Hoa, am Diêm.

Theo sử sách, am Hoa, hay c̣n gọi là am Thung, là nơi bào chế thuốc, c̣n am Dược cách đó không xa, là nơi trồng thuốc. Xung quanh khu vực am Dược chỉ c̣n lại bức tường đá, vẫn c̣n rất nhiều cây thuốc, trong đó, đặc biệt quư là loại sâm nam. Đến mùa xuân, người dân quanh vùng vẫn lên khu vực am Dược khai thác.

Tại am Dược và am Hoa, những viên thuốc Hồng Ngọc Sương quư hiếm lưu danh sử sách được chế biến để chữa bệnh cho các thiền sư tu hành ở Yên Sơn và cung cấp cho triều đ́nh ban phát cứu dân khỏi những phen dịch bệnh.

Dọc con đường Xích Tùng cổ không c̣n người đi này, thấp thoáng dưới những bóng tùng là những mộ tháp của các vị thiền sư đă viên tịch ở đây. Hầu hết các mộ tháp đă bị bọn trộm cổ vật đào rỗng ruột đổ nghiêng ngả, hoặc bị giật ḿn vỡ tung tóe.

Chúng tôi cứ nhằm hướng Tây mà đi. Những con đường ṃn cứ mờ dần, rồi biết mất trong đại ngàn hoang thẳm. Rừng rú rậm rạp, mặt trời đă ngấp nghé phía Bắc Giang, mà chẳng thấy lối đi nào cả.

Mấy năm qua Phong không vào rừng theo hướng này, lâm tặc th́ cũng đă phá hết gỗ quư, không đi lại nữa, nên những con đường ṃn biến mất bởi dây leo, cỏ dại. Loay hoay một lát, không t́m được đường đi tiếp, chúng tôi đành quay trở lại.

C̣n tiếp…

Phạm Ngọc Dương


 

 hoachanh14
 member

 REF: 619299
 11/25/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Chờ măi mà chẳng thấy nguoihaiduong post . Sốt ruột !


 

 nguoihaiduong
 member

 REF: 619315
 11/26/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Kỳ 4.Đi t́m ngôi chùa từng đẹp nhất thiên hạ trên núi Yên Tử

Dạo một ṿng quanh mỏm núi lảng bảng mây mù này, tôi có thể h́nh dung được cảnh tượng hoành tráng của một công tŕnh Phật giáo khi xưa.



Chinh phục dăy Yên Tử từ sườn Đông về hướng Tây theo đường Xích Tùng cổ chạm đến địa phận huyện Sơn Động (Bắc Giang) th́ phải dừng lại, v́ rừng rú bịt bùng lối đi, tôi đành ṿng sang huyện Đông Triều (Quảng Ninh), vùng đất Yên Sinh cổ, nơi có khu nghĩa địa 8 vị vua triều Trần.

Tôi như bắt được vàng khi cầm trên tay tập tài liệu của PGS.TS. Phan Khanh, do anh Nguyễn Văn Sơn – cán bộ Pḥng Văn hóa – Truyền thông huyện Đông Triều cung cấp. Tài liệu có đoạn nói về các tuyến đường kết nối các di tích trên dăy Yên Tử từ 700 năm trước.

Theo đó, thời Trần, có một con đường từ chùa Quỳnh Lâm (trung tâm Phật giáo lớn nhất nước) đến đền Sinh, đền Thái, quần thể lăng mộ vua Trần, lên hệ thống Ngọa Vân, ṿng sang chùa Hồ Thiên, Ba Bậc. Từ hệ thống di tích sườn Tây và Nam này, sẽ đi dọc sườn Yên Tử sang Hoa Yên, chùa Lân bên sườn Đông.

Như vậy, thời Trần đă tạo ra một con đường liên thông nối các di tích từ sườn Tây và Nam sang sườn Đông của dăy Yên Tử, tạo thành một con đường hành đạo thông suốt dài mấy chục km quanh dăy núi thiêng.

Thậm chí, nhà khảo cổ Nguyễn Văn Anh (Viện Khảo cổ học) c̣n đưa ra nhận định rằng, khu vực Ngọa Vân là cầu nối dài hệ thống chùa tháp của thiền phái này đến tận vùng Côn Sơn, Hải Dương ngày nay.

Như vậy, ngay từ thời kỳ đó, vùng đất núi cao rừng rậm này từng là một hệ thống di tích Phật giáo vô cùng rộng lớn, mà hiện nay chúng ta vẫn chưa thể tưởng tượng nổi, chứ đừng nói đến chuyện khám phá hết.

Nắm được con đường cổ kết nối các di tích Yên Tử, tôi t́m đến xă An Sinh. Nhà ông Nguyễn Hữu Tâm nằm ngay lăng mộ Trần Hiến Tông. Ông là người khá hiểu biết về sườn Tây và Nam Yên Tử.

Ông dẫn tôi lên đập Trại Lốc, con đập cao ṿi vọi nhấn ch́m cả 2 ngôi mộ khổng lồ của Trần Minh Tông và Trần Anh Tông, rồi chỉ tay ra tứ phía mô tả hệ thống di tích triều Trần ở vùng Yên Sinh cổ cho tôi nắm bắt.

Đứng trên đập Trại Lốc, phóng tầm mắt về phía Nam, nh́n thấy khu vực nơi từng là chùa Quỳnh Lâm, nh́n rơ quần thể đền An Sinh mới được phục dựng, mỏm đồi từng có đền Thái khổng lồ và những khe núi, đỉnh đồi, nơi từng có những quần thể lăng mộ, đền đài nổi tiếng thờ các vua Trần.

Thật đau ḷng khi những di sản kỳ vĩ được ghi chép tường tận trong lịch sử, nằm trong tầm mắt khi đứng trên đập Trại Lốc giờ chẳng c̣n bóng dáng đâu nữa.

Theo ông Tâm, từ đập Trại Lốc của xă An Sinh, sẽ có một con đường ṿng cung đi lên am Ngọa Vân. Cứ bám dọc suối Trại Lốc, đi ṿng sang phía huyện Lục Nam, xuyên qua những cánh rừng già, đại ngàn trúc, qua mấy dăy núi, lên đến đỉnh núi Bảo Đài (tên cổ là núi Vây Rồng), sẽ đến được am Ngọa Vân.

C̣n một con đường nữa là xuất phát từ con suối của xóm Tây Sơn (xă B́nh Khê, Đông Triều) đi thẳng nên sườn núi Bảo Đài. Chỉ đi một đoạn, rẽ ngang về hướng Đông, sẽ gặp một di tích hoang phế tuyệt đẹp, mà theo các nhà khoa học, đó là chùa Hồ Thiên nổi tiếng.

Ông Tâm thuộc các con đường với những địa điểm có di tích làu làu, v́ lúc c̣n trẻ ông hay vào rừng kiếm sống. Tuy nhiên, giờ ông tuổi cao, lại bị viêm đa khớp, đầu gối sưng tấy, không đi được nữa.

Ông Tâm đă kiếm cho tôi một người dẫn đường, cũng khá thuộc những con đường dọc ngang phía Tây và Nam Yên Tử. Vậy là chúng tôi vạch rừng lên đường.

Sớm tinh mơ, tôi cùng anh Tuấn – người dẫn đường đă có mặt ở con suối chảy về xóm Tây Sơn, thuộc xă B́nh Khê.

Qua mấy sườn đồi rặt là vải, na, nhăn, anh Tuấn – người dẫn đường bảo đă đến chân núi Phật Sơn, ngọn núi thiêng của dăy Yên Tử.

Từ chân ngọn núi này, cuốc bộ leo dốc quanh co, xuyên qua những khu rừng trúc ken dày, chừng 4 tiếng đồng hồ th́ đến khu vực mà theo các nhà khoa học từng là chùa Hồ Thiên.

Thứ tôi nh́n thấy trên mỏm núi tuyệt đẹp không phải là một ngôi chùa cổ tráng lệ như trong sử sách mô tả, mà là vài gian nhà nhỏ xíu xây bằng gạch, trát vữa, quét sơn sáng bóng, lợp ngói đỏ au hoặc lợp tôn đỏ sẫm.

Một dăy nhà nữa trát vữa, chưa quét sơn, tường nứt loang lổ, mái lợp phibrôximăng.

Tuy nhiên, đi dạo một ṿng quanh mỏm núi lảng bảng mây mù này, tôi có thể h́nh dung được cảnh tượng hoành tráng của một công tŕnh Phật giáo khi xưa.


Nhà sư Thích Đạt Ma Trí Thông cùng các phật tử dựng tạm một số ngôi nhà ḷe loẹt trên nền cũ chùa Hồ Thiên để nhang khói và trông coi các di vật.

Trên diện tích đất tương đối bằng phẳng, rộng chừng 3ha trên mỏm phía Nam của núi Phật Sơn la liệt khắp nơi là các di vật khảo cổ.

Lẫn trong bụi cỏ, hốc cây là những phiến đá xanh đỗ vỡ ngang ngửa, những đống gạch vỡ vụn thời Trần, những tảng chân cột chạm trổ h́nh hoa sen rất lớn, những tượng voi, ngựa, rồng đá cụt đầu, cụt đuôi, những bia đá nứt vỡ được chắp vá vụng về.

Sử cũ ghi rằng, chùa Hồ Thiên được xây dựng vào thời Trần, là nơi đăng đàn thuyết pháp của Điều ngự giác hoàng Trần Nhân Tông.

Sau khi Pháp Loa kế tục sự nghiệp của Trần Nhân Tông, vào thế kỷ 14, ông đă cho xây dựng ở đây hàng chục công tŕnh với quy mô đồ sộ như khu chùa chính, khu nhà bia, khu tăng xá, khu vườn tháp… để làm nơi truyền kinh giảng đạo.

Đến thời Hậu Lê, chùa Hồ Thiên đổ nát và được triều đ́nh đứng ra trùng tu lại nguyên trạng.

Sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Chùa Hồ Thiên ở xă Phú Ninh, tổng Thủy Sơn, huyện Đông Triều, dựng từ triều Trần… Trước chùa có hồ sen, lại có đôi chim hạc thường bay đi bay về”.

Tại chùa, hiện vẫn c̣n một tấm bia đá xanh rất lớn, rất đẹp, có nội dung ca ngợi cảnh đẹp thiên đường của Hồ Thiên và ca ngợi công đức vô lượng của chúa Trịnh khi trùng tu ngôi chùa này.

Văn bia có đoạn: “Ngọn núi Đôi nổi tiếng miền Đông là thắng cảnh bậc nhất trong thiên hạ. Vân am long động (am mây hang rồng) sừng sững xanh xanh mây dồn gấm tụ đá núi liền tận Quỳnh Lâm Bảo Đài. Giáp ất lô trước đều là cảnh vắng rừng già vậy.

Mà động Trù Phong (chùa Hồ Thiên c̣n có tên là Trù Phong) sừng sững, nhấp nhô góp dồn xe biếc, bao đỉnh núi bao quanh, dồn sóng biển về dưới chân, chẳng phải mượn thế vân, riêng một càn khôn đẹp nhất trời một động.

Chỉ có nhà Trần vốn tôn sùng đạo Phật, từng mở núi san nền nơi đây, xâp tam cấp, dựng bảo tháp năm tầng, hệt như phép màu cất cánh bay lên, rỡ ràng vẻ đẹp hùng vĩ. Trải bao sương gió, nền móng vững bền mà biếc vàng lộng lẫy…”.

Chiến tranh liên miên, Phật giáo lúc thịnh, lúc suy, rồi ngôi chùa Hồ Thiên tráng lệ này bị lăng quên, ch́m nghỉm trong đại ngàn hoang rậm, bị cỏ mọc lút gối. Dù Hồ Thiên có được nhắc đến trong sử sách, song chả ai biết nó ở đâu.

C̣n tiếp…

Phạm Ngọc Dương


 

 nguoihaiduong
 member

 REF: 619316
 11/26/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Kỳ 5.Giật ḿn, đào bới tan nát cơi tiên trên Yên Tử

Được xây dựng thành ngôi chùa tuyệt đẹp vào thời Trần, rồi chúa Trịnh trùng tu và cuối cùng, quần thể di tích tráng lệ Hồ Thiên bị lăng quên, ch́m nghỉm trong đại ngàn hoang rậm, không ai biết đến nữa.



Suốt nhiều năm qua, chỉ có lâm tặc và bọn săn đồ cổ biết đến ngôi chùa cổ này và việc chúng làm không phải báo cho các nhà chức trách, mà đem xà beng, thuổng, cuốc vào đào phá t́m đồ cổ.

Đám lục lâm thảo khấu kia nhồi cả ḿn vào tường đá giật nổ tung để t́m báu vật. Tượng đá, bia đá bị đập vỡ sạch sẽ.

Cả một vườn bảo tháp tuyệt đẹp cũng bị đào rỗng ruột, giật đổ để lấy đi đồ cổ. Khi các nhà khoa học t́m đến, cũng phải há hốc ngạc nhiên, bởi ở vườn tháp này là chằng chịt đường hầm do bọn đồ cổ tạo ra cứ như thể địa đạo đánh giặc.

Hai pho tượng được cho là Phật hoàng Trần Nhân Tông và thiền sư Pháp Loa cũng bị bọn trộm đồ cổ chặt rời đầu để kiểm tra xem có báu vật giấu bên trong không.

Giờ, đầu hai vị được gắn với thân bằng vôi vữa, đặt trong một cái am dựng tạm bằng gạch lúp xúp trông thật thảm hại, không xứng với một vị đế vương lừng danh lịch sử nước nhà.

Vào năm 1988, được sự chỉ dẫn của những người hái măng, lấy thuốc trong rừng, một nhà khảo cổ của Bảo tàng Bắc Giang đă t́m thấy phế tích ngôi chùa Hồ Thiên nổi tiếng này và công bố phát hiện chấn động tới toàn thể giới khoa học.

Khi đó, nhà khoa học này cũng chưa thể xác định được di tích chùa Hồ Thiên thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang hay Quảng Ninh, bởi ngôi chùa nằm trên đỉnh một ngọn núi, trên độ cao hơn 500m so với mặt biển, trên dăy Yên Tử bịt bùng hoang rậm.

Các nhà khoa học đáng kính đă tức tốc vạch rừng vào tận nơi và sững sờ trước một di chỉ khảo cổ khổng lồ đổ nát giữa đại ngàn. Niềm an ủi lớn nhất với các nhà khoa học là c̣n một tháp đá xanh 7 tầng tuyệt đẹp vẫn nguyên vẹn từ thời Trần.

Nhà khảo cổ Vũ Thị Khánh Duyên (Ban quản lư các di tích trọng điểm Quảng Ninh) mô tả vẻ đẹp của tháp đá: “Đó là một ngôi tháp được gia công rất công phu.

Tầng một của tháp có cửa mở bốn hướng, chính giữa đặt một bệ đá hoa sen, trong chạm nổi h́nh lưỡng nghi bát quái, bao quanh h́nh lương nghĩ là các hoa văn vân mây và các chấm tṛn (28 hạt) bố trí theo nguyên tắc của kinh dịch.

Bốn mặt bên của bệ đá này đều chạm nổi h́nh cánh sen ba lớp, tổng cộng gồm 72 cánh. Các cánh sen được tạo tác rất mập, dầy, so le, hướng lên trên và úp vào nhau.

Trên bề mặt mỗi cánh sen được trang trí bởi những hoa văn khắc vạch ch́m lá đề và hoa văn vân mây ba dải. Ngôi tháp đá minh chứng cho nghệ thuật xây dựng tháp đá của cha ông thời đó”.

Tôi đang loay hoay chụp ảnh tháp đá quét sơn trắng, th́ sư trụ tŕ Thích Đạt Ma Trí Thông, dáng người mảnh khảnh trong bộ đồ vàng xuất hiện từ trong rừng.

Sư Trí Thông dẫn tôi lên gian thờ mới được dựng tạm bằng gỗ thắp hương, rồi ngài kể về duyên kỳ ngộ với Hồ Thiên tự.

Theo sư, người đời vẫn tưởng Hồ Thiên có nghĩa là hồ nước trên trời, nhưng thực ra, chữ “hồ” ở đây không phải ao hồ, mà là “quần tụ”. Hồ Thiên chính là sự quần tụ trên trời.

Ngôi chùa nằm thế dựa lưng vào núi Phật Sơn, mùa đông chẳng có ngọn gió nào thổi đến, nên dù ở độ cao hơn 500m so với mặt nước biển, thường xuyên có mây mù bao phủ, song lại quanh năm ấm áp.

Rồi ngài chậm răi đọc bài thơ chúa Trịnh Cương khắc trên bia đá ca ngợi cảnh đẹp của chùa: ''Miền đông đều xinh đẹp/ Riêng một cảnh Hồ Thiên/ La liệt ngàn núi thẳm/ Vời vợi muôn vẻ huyền/ Thượng thừa khai cảnh Phật/ Đại giác diễn chân thuyên/ Lầu gác thường truyền giới/ Đầm vực nối đất liền/ Châu báu xây cổ tháp/ Ngọc vàng rạng mọi miền/ Đạo lớn thâm hưng chấn/ Công quả được măn viên/ Cuộc chơi vừa kết thúc/ Bút thánh đề non tiên''...

10 năm trước, vào năm 2001, được sự giới thiệu của sư trụ tŕ am Ngọa Vân, sư Trí Thông đă t́m lên ngôi chùa này, sống trong mái đá, ăn vả, ăn măng, rồi cùng nhân dân dựng tạm mấy gian nhà, cố gắng giữ ǵn các dấu tích.

Thế nhưng, theo lời sư Trí Thông, sự có mặt của ngài cũng không ngăn cản được đám lục lâm thảo khấu. Hàng ngày, vẫn có những nhóm người vác súng, vác cưa máy đi qua Hồ Thiên vào rừng săn thú, đốn cây, rồi xuống núi, cũng đi qua Hồ Thiên với các loại xác thú trợn mắt, nhe nanh, máu chảy tí tách.

Bọn trộm đồ cổ thường lợi dụng những ngày sư Trí Thông xuống núi để hành động. Chúng chặt găy ngọn tháp 7 tầng tuyệt đẹp để móc đồ cổ, đào hố thủng đáy t́m chum chóe, khiến tháp đá nghiêng dần rồi đổ kềnh vào năm 2004.

Rồi tấm bia đá xanh tuyệt đẹp mô tả cảnh sắc tuyệt trần của Hồ Thiên cũng bị bọn trộm đồ cổ đào hở hàm ếch, khiến bia đá bị lún, nghiêng.

Sư Trí Thông phải cùng nhân dân dựng lại tháp đá. Dù tháp đá đă dựng lại nguyên vẹn, nhưng không được chuyên nghiệp, nên trông nó mới mẻ quá, mất đi sự cổ kính, u hoài của tháp đá 700 tuổi.

Thậm chí, cách đây vài năm, cây vải tổ khổng lồ có tuổi ít nhất 400-500 năm, cũng bị lâm tặc vác cưa máy cưa rụng một cành. Cành vải đó có đường kính tới 0,6m.

Sư Trí Thông đă phải liều cả mạng sống của ḿnh mới bảo vệ được cây vải tổ, nếu không, chúng sẽ hạ cả cây để lấy gỗ.


3 cây thông khổng lồ, thân 3 người ôm, cao vọt khỏi tán rừng, đứng cách xa cả chục km vẫn nh́n thấy ở khuôn viên chùa Hồ Thiên cũng bị lâm tặc hạ cả rồi.

Anh Tuấn – người dẫn đường cho tôi vạch rừng đi về phía Đông để lần t́m những ngôi tháp đá rêu phủ xanh ŕ ch́m khuất trong những bụi rậm mà anh gặp rất nhiều trong những chuyến đi rừng hái thuốc, lấy măng, bẫy thú chục năm trước.

Anh đi một lát rồi về với gương mặt thất vọng, v́ không t́m thấy cái tháp đá nào nữa, chỉ thấy những tảng đá vô tri vung văi trong rừng.

Anh Tuấn bảo, trong thời điểm từ 10 đến 20 năm về trước, người dân quanh vùng ầm ầm lên núi Yên Tử đào đồ cổ đem bán. Rất nhiều người trúng đậm v́ đào được chum chóe, đồ gốm, tượng đồng, khánh đồng…

Những thứ ǵ có giá trị th́ họ đă khênh đi hết rồi. Chỉ c̣n lại những thứ vỡ vụn, không có giá trị, hoặc nặng quá, không khiêng đi được mà thôi.

H́nh dung về Hồ Thiên khi xưa:
Hồ Thiên gồm hệ thống các hạng mục kiến trúc nằm giữa hai sườn núi chạy dọc từ đỉnh xuống chân, tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ. Khu trung tâm là một ṭa Tiền đường rộng 5 gian 2 chái (dài 26m, rộng 11m), và ṭa Thượng điện gồm 3 gian. Ṭa nhà này c̣n lại một phần, với bức tường dày tới gần 1m.

Nền chùa được bó vỉa bằng hệ thống đá phiến lớn màu xanh. Ngoài ra c̣n có khu nhà tổ, tọa lạc trên một mặt bằng khoảng 300m2, rộng 7 gian c̣n khá rơ nền móng.

Đáng chú ư là khu nhà bia được làm hoàn toàn bằng đá tảng xanh, thớ mịn, được mài nhẵn ở tất cả các mặt, ghép bằng mộng rất khít. Nhà bia chỉ c̣n lại một bức tường đá xanh.

Tại khu nhà bia, hiện vẫn c̣n tấm bia đá xanh khá nguyên vẹn, tuyệt đẹp, cao tới 2,76m. Việc đưa được tấm bia nặng nhiều tấn này lên đỉnh núi quả là kỳ công. Tấm bia đá là một cuốn “sử thạch” về Hồ Thiên.

Ngoài ra c̣n vườn mộ tháp, với những tháp đá được làm bằng những phiến đá xanh rất đẹp, ghép mộng rất khít. Mỗi tháp đá là một công tŕnh nghệ thuật của một thời đại.

C̣n tiếp…

Phạm Ngọc Dương


 

 nguoihaiduong
 member

 REF: 619566
 11/27/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Kỳ 6.Hành tŕnh t́m nơi vua Trần Nhân Tông băng hà

Theo nhà khảo cổ Nguyễn Văn Anh, nơi đây có thể là khu vực có quy mô lớn nhất của Ngọa Vân dưới thời Trần.



Ngủ lại chùa Hồ Thiên một đêm, sớm hôm sau, tôi và anh Tuấn – người dẫn đường, tiếp tục cắt rừng nhằm hướng đỉnh Vây Rồng. Theo anh Tuấn, nếu đi liên tục th́ mới kịp về Trại Lốc, chứ cứ vừa đi vừa vạch vẽ từng lùm cây bụi cỏ t́m phế tích, th́ có mà cả tuần không đi hết được các di tích ở sườn Tây Yên Tử này.

Anh Tuấn bảo: “Chỗ nào cũng bị giật ḿn, bị đào phá, đập nát như nhau mà thôi, cổ vật quư hiếm đều đă mất sạch sẽ cả rồi, nên có t́m hiểu nữa th́ cũng chỉ có vậy mà thôi”.

Lời anh Tuấn thật đau ḷng, khiến tôi chẳng c̣n hy vọng ǵ t́m được một di tích nguyên vẹn.

Con đường từ núi Phật Sơn lên đỉnh Vây Rồng, nơi có am Ngọa Vân nổi tiếng, có rừng trúc Phật hoàng Trần Nhân Tông hóa trong thế sư tử tọa khá dốc.

Cuốc bộ đến bở hơi tai th́ lên đến một đỉnh núi. Đỉnh núi này khá lạ, chả có cây cối ǵ, chỉ có những băi cỏ và những tảng đá khổng lồ xám xịt lô nhô cùng với gió thổi như băo. Anh Tuấn bảo, nơi này người dân gọi là khu Đá Chồng.

Đứng trên những tảng đá nặng cả trăm tấn ở khu Đá Chồng, có thể quan sát 3 hướng Đông, Tây, Nam với tầm nh́n rất rộng. Những ngày trời trong xanh, có thể nh́n tới tận tỉnh Hải Dương và rơ một một sườn Đông Yên Tử với thị xă Uông Bí dưới chân núi.

Theo anh Tuấn, hồi các nhà khoa học đào bới ở khu vực này, anh cũng ṭ ṃ lên xem. Có nhà khoa học nói với anh rằng, nơi đây từng là một di tích lớn.

Tôi nh́n quanh khu vực rộng mênh mang, chỉ thấy vương văi một số tảng đá, chân đế, gạch ngói thời Trần, Lê, tuyệt nhiên chẳng c̣n dấu tích ǵ rơ rệt.

Sau này, đọc một số tài liệu của nhà khảo cổ Nguyễn Văn Anh (Viện Khảo cổ) mới biết rằng, khu vực Đá Chồng rộng mênh mông, hàng chục ha, trên đỉnh một ngọn núi gọi là Đèo Voi, từng là khu vực đậm đặc các di tích.

Các di tích phân bố kéo dài từ chân núi lên đến đỉnh Đá Chồng cao 621m so với mực nước biển. Các kiến trúc bao gồm hồ nước, khu vườn tháp, khu trung tâm và tịnh am. Khu vực này nằm trong quần thể Ngọa Vân am của sườn Tây Yên Tử.

Hiện tại, khu di tích khổng lồ, từng là thắng địa bậc nhất Yên Tử này không c̣n dấu tích nào rơ rệt, ngoài hồ nước rộng 2ha trên đỉnh núi vẫn tồn tại hàng triệu năm nay.

Ông Thịnh bảo rằng, các di tích ở núi Đá Chồng đă bị phá sạch.

Hồ nước là nơi ông Thịnh lập cứ địa sinh sống. Ông chủ gia trang trên đỉnh Yên Tử này trồng khoai môn, thả trâu ḅ, cá mú xuống hồ và sống như một người rừng.

Theo tài liệu của nhà khảo cổ Nguyễn Văn Anh, phía bờ Tây Bắc của hồ nước, trên ngọn quả đồi từng là một khu vườn mộ tháp có quy mô khá lớn.

Tuy nhiên, ông Thịnh bảo, giờ vườn mộ tháp ấy chỉ c̣n lại những tảng đá đổ vật ngang ngửa. Bọn đào trộm đồ cổ đă phá nát từ lâu rồi.

Ngoài vườn mộ tháp, th́ khu vực Đá Chồng c̣n hàng chục dấu vết di tích khác, gồm khu trung tâm, khu tịnh thất, vườn chùa, đặc biệt là dấu vết các ḷ nung. Như vậy, khu vực này ngoài các di tích mộ tháp, am, chùa, c̣n là khu vực công xưởng lớn, sản xuất các vật liệu kiến trúc phục vụ cho việc xây dựng hệ thống Ngọa Vân.

Đứng ở khu vực Đá Chồng, nh́n về hướng Đông, thấy có một ngọn núi mờ ảo như bậc thang gồm 3 bậc. Nơi đó, trong chính sử ghi rằng, có một ngôi chùa mang tên Ba Bậc, nằm trên đường hành hương từ Tây sang Đông Yên Tử và ngược lại.

Tôi đă cuốc bộ dọc sườn đỉnh núi cheo leo, lên tận thượng nguồn suối Bạc và suối Vàng, gọi là Ngă Ba Mài Dao để tận mắt ngôi chùa nổi tiếng, kết nối sườn Đông và sườn Tây Yên Tử.

Tuy nhiên, thứ c̣n lại chỉ là dấu vết các di vật. Ngôi chùa nổi tiếng khi xưa chỉ c̣n lại là một nền móng, gồm 3 lớp bó vỉa bằng đá cuội, cùng những chân tảng. Đạo tặc đă cơ bản phá xong ngôi chùa ngự trên lưng chừng dăy Yên Tử này.

Quay trở lại khu vực Đá Chồng, chúng tôi tiếp tục vạch rừng trúc mênh mang t́m những di chỉ khảo cổ ẩn hiện trong rừng già. 700 năm là một khoảng thời gian rất dài, đủ để những thân cây lớn lên, rồi đổ xuống nhiều lần, tạo ra lớp mùn đất nhấn ch́m những di tích quan trọng.

Đây đó, bên con suối, hoặc chặt dây rừng lần theo những bậc đá rêu phong, tôi vẫn t́m thấy những dấu tích đổ nát của những am đá, những tháp đá, nền cũ những công tŕnh gạch đá 700 tuổi. Cả một thời đại huy hoàng đă bị lăng quên, bị cỏ mọc bít lối một cách đau ḷng.

Vừa vạch trúc đi, tôi vừa tự hỏi, không biết Điều Ngự giác hoàng Trần Nhân Tông nằm chết ở đâu nếu không phải khu vực trúc ken dày này? Chẳng có thứ cây ǵ mạnh mẽ như trúc. Hễ trúc đă mọc lên, th́ đố cây ǵ sống được.

Mặc dù có sức sống rất mănh liệt, nhưng mỗi loài trúc chỉ sống được ở một độ cao và môi trường nhất định.

Suốt hai ngày đi ṛng ră, từ Đông sang Tây, rồi từ Tây sang Bắc, tôi thấy đây quả là khu rừng trúc đẹp, với những thân trúc vừa phải, mọc ken đặc, mà nh́n từ trên cao xuống, như mặt biển xanh nhấp nhô sóng khi những cơn gió núi thổi qua. Một thứ cảnh chỉ có thể tả bằng hai chữ: Tiên cảnh.

Xuyên qua đại ngàn trúc tít hút, th́ một không gian rộng lớn khá bằng phẳng hiện ra. Đó là mỏm một ngọn núi. Tại đây, vẫn c̣n dấu tích rơ ràng của một ṭa nhà lớn.

Xung quanh ṭa nhà chỉ c̣n lại 4 bức tường đá dày là hàng loạt di chỉ, với những tảng đá chân cột thể hiện nơi đây từng là những ṭa ngang dăy dọc. Suốt hành tŕnh dọc ngang Yên Tử, có lẽ, đây là một công tŕnh mà tôi thấy c̣n nguyên vẹn và rơ ràng nhất.


Cho đến bây giờ, chưa nhà khoa học nào dám khẳng định chính xác tên của quần thể di chỉ này. Nhà khảo cổ Nguyễn Văn Anh cũng mới chỉ tạm gọi đây là khu vực Ngọa Vân 3 mà thôi.

Theo đó, đây là khu vực trung tâm của núi Vây Rồng, nằm ở độ cao trung b́nh 588m so với mặt nước biển. Đây là khu vực có diện tích lớn nhất của khu Ngọa Vân và là điểm có mật độ di vật đậm đặc.

Mặt nền của khu vực rộng lớn này vẫn c̣n nguyên vẹn với hệ thống bó vỉa bằng đá gồm nhiều cấp, cắt sâu vào sườn núi tạo thành bức tường vững chắc.

Ṭa nhà bằng đá có mặt tiền gồm 3 cửa ṿm cuốn, 4 hướng đều có cửa. Trên cửa chính của ṭa nhà vẫn c̣n bức hoành phi đắp nổi h́nh chữ nhật, trong đề 3 chữ Hán là Ngọa Vân tự. Hai cột ngoài cùng có đôi câu đối, nhưng đă mờ tịt, nên các nhà khoa học cũng không thể đọc nổi.

Ṭa nhà này chỉ mất phần mái, nên việc trùng tu rất khả thi. Việc bảo quản, giữ ǵn ṭa nhà khỏi sự phá hoại của những kẻ săn cổ vật là việc rất cần thiết.

Phía mặt tiền của ṭa nhà là một không gian rộng. Tại đây, rất nhiều tảng kê chân cột khổng lồ , với đường kính u tṛn lên tới gần 1 mét. Điều này chứng tỏ, nơi đây từng có những công tŕnh rất đồ sộ, nguy nga.

Theo nhà khảo cổ Nguyễn Văn Anh, nơi đây có thể là khu vực có quy mô lớn nhất của Ngọa Vân dưới thời Trần.

Các nhà khoa học đă tiến hành đào thám sát trong khu vực, phát hiện vô số di vật thời Trần và Lê. Những món đồ sành, gốm, sứ thu được khá nhiều, mặc dù đạo tặc đă tàn phá di tích, đào bới nham nhở khắp nơi trong suốt nhiều năm ṛng.

C̣n tiếp…

Phạm Ngọc Dương


 

 nguoihaiduong
 member

 REF: 619655
 11/28/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Kỳ 7.Tận thấy tháp mộ Trần Nhân Tông uy nghi trên đỉnh núi

- Bảo tháp Phật hoàng Trần Nhân Tông đă 700 năm tuổi, vẫn c̣n đó, uy nghi, sừng sững giữa trời mây gió.


Từ khu Ngọa Vân 3, với những công tŕnh đổ nát, có một con đường ṃn nhỏ xíu, với những viên đá xếp bậc dẫn lên đỉnh Vây Rồng ẩn hiện trong mây mờ.

Anh Tuấn – người dẫn đường bảo rằng, chẳng mấy khi thấy cái đỉnh núi đó rơ ràng. Những đám mây cứ thoắt cái ngập tràn, quấn quyện đỉnh núi, rồi thoắt cái lại bay đi mất. Thật đúng là cảnh nằm trên mây, đúng với cái tên Ngọa Vân.


Hai bên con đường ṃn có rất nhiều loại cây trồng ở dưới xuôi như nhăn, vải, bưởi, đào. Có mấy cây vả to tướng, quả sai trĩu trịt, quả nào quả nấy to bằng chiếc bát mắm. Một khung cảnh thiền rơ rệt hiện ra.

Đứng dưới chân dốc nh́n lên, tôi ngỡ ngàng khi thấy hai tháp mộ xuất hiện uy nghi giữa tán rừng rậm rạp. Phía sau hai tháp mộ là một gian nhà nhỏ, khiêm tốn nép vào sườn núi.

Tôi quả thực xúc động khi lần đầu tiên trong cuộc hành tŕnh xuyên rừng dọc ngang Yên Tử, được chứng kiến một di tích c̣n khá nguyên vẹn, hoang sơ, đặc biệt, đó lại là di tích quan trọng nhất của hệ thống Ngọa Vân cũng như của cả dải Yên Tử này.


Bởi v́, đó chính là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông ngày đêm tu luyện, ẩn ḿnh cho đến khi băng hà. Có nhiều thuyết kể lại sự chết của ngài, nhưng phổ biến nói ngài băng theo thế sư tử tọa trong rừng và hóa. Khi các đệ tử phát hiện ra cái chết của ngài, th́ một cây trúc đă mọc xuyên qua đùi.

Chuyện rằng, niên hiệu Long Hưng thứ 16, ngày 5 tháng 10 năm 1308, vua Trần Nhân Tông xuống núi về thăm công chúa Thiên Thụy v́ bà ốm nặng.

Thăm công chúa rồi, ngày 16 ngài trở về núi. Trên đường về, cảm thấy có chuyện chẳng lành, nên ngài tức tốc về am Ngọa Vân.


Tới chiều muộn ngày 18, vua Trần mới lên đến đỉnh núi Ngọa Vân nhờ sự giúp đỡ của đệ tử. Lên đến nơi, ông cảm ơn đệ tử và bảo: "Thôi xuống núi ngay đi, chăm chỉ việc tu hành, chớ coi sinh tử là chuyện chơi".

100 ngày sau, các đệ tử lên Ngọa Vân. Tới lưng chừng núi thấy thoang thoảng mùi thơm. Phật hoàng đă hóa. Người vẫn nằm nghiêng dáng sư tử và một mầm trúc non xanh mọc xuyên qua đùi trái. Đời sau lưu truyền bài thơ, trong đó có câu: "Thân Tổ nằm nghiêng, trúc một mầm...".

Theo di chúc, đệ tử Pháp Loa đã hỏa thiêu thi hài người, thu được một ngàn viên xá lỵ (có tài liệu nói 3 ngàn viên lớn bé).

Sách Đại Nam nhất thống chí ghi: “Ở đỉnh núi Yên Tử, lúc Trần Nhân Tông băng, nằm trên tảng đá lớn, nhân đấy gọi là đá niết bàn, rước thi thể làm hỏa táng, khi thiêu xong, được xá lỵ, một nửa táng ở lăng Quy Đức, một nửa táng ở tháp này (tháp Phật hoàng trên am Ngọa Vân). Đời Chính Ḥa triều Lê sửa lại, sau này nhà chùa và pḥng tăng đổ nát, chỉ c̣n lại tháp này”.

Đại Việt sử kư toàn thư chép: “Mùa thu, tháng 9, ngày 16 (năm Long Hưng thứ 18 - 1310) rước linh cữu thượng hoàng về chôn ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ cất ở bảo tháp am Ngọa Vân… có sư Trí Thông phụng hầu”.

Như vậy, bảo tháp Phật hoàng Trần Nhân Tông đă 700 năm tuổi, vẫn c̣n đó, uy nghi, sừng sững giữa trời mây gió.

Hôm tôi lên Ngọa Vân, thật tiếc không gặp được sư trụ tŕ Thích Thanh Tiến, v́ sư vừa xuống núi. Chỉ có bà văi tên Xuân, cùng cô cháu gái nhỏ ở lại trông chùa. Bà văi Xuân nhà ở thôn Tây Sơn (xă B́nh Khê, Đông Triều), dù đă 70 tuổi, song tuần nào cũng phăm phăm leo núi lên chùa Ngọa Vân hầu Phật.

Bà nấu một món ăn mời tôi, mà có lẽ đến cuối đời tôi vẫn không quên được. Đủ các loại rau thơm, rau rừng nấu chung một nồi lơng bơng nước, cùng với đĩa vả muối. Món ăn thật đơn giản, thanh tịnh và đầy sự thoát tục.

Bà Xuân dẫn tôi đi một ṿng để tận mắt những thứ c̣n lại của Ngọa Vân. Hai ngôi mộ tháp cạnh nhau vẫn c̣n đó uy nghi và nguyên vẹn.

Tháp mộ bên Tây là của Phật hoàng Trần Nhân Tông, với rơ ràng 3 chữ Hán ở tầng thứ 2: Phật hoàng tháp. .

Trong ḷng tháp đặt một bài vị, mà sau này, tôi mới biết nội dung qua tài liệu của các nhà khoa học: “Nam mô đệ nhất tổ Trúc Lâm đầu đà Tĩnh tuệ giác hoàng Trần triều đệ tam Nhân Tông hoàng đế Điều Ngự vương Phật (Nam mô a di đà Phật, bài vị thờ Điều Ngự vương Phật Đầu đà Tĩnh tuệ giác hoàng, tổ thứ nhất phái Trúc Lâm, vua thứ 3 triều Trần Hoàng đế Nhân Tông)”.

Tháp mộ phía bên Đông, cũng bằng những phiến đá xanh rất lớn ghép khít bằng mộng có tên “Đoan Nghiêm tháp”, là nơi đặt bài vị của thiền sư Đức Hưng.

Đứng bên hai tháp mộ uy nghi rủ bóng cành đào, tôi vừa rưng rưng xúc động vừa lăn tăn với câu hỏi: Hàng trăm tháp mộ giữa đại ngàn Tây Yên Tử, rồi cả vườn mộ tháp cách am Ngọa Vân không xa bị bọn lục lâm thảo khẩu đào rỗng ruột, giật đổ để t́m kho báu, giờ chỉ c̣n lại nền móng, vậy lư ǵ chúng tha cho tháp mộ đức vua Trần Nhân Tông?

Bà văi Xuân kể về sư thầy Thích Thanh Tiến bằng ḷng cảm phục, với hơn 10 năm gian khổ giữa đại ngàn để bảo vệ những ǵ c̣n sót lại của một thời huy hoàng 700 năm trước.

Rằng, ngày ấy, chỉ có đại ngàn mênh mang rợn ngợp, dăy Yên Tử huyền bí chỉ có dấu chân lâm tặc và những kẻ săn đồ cổ ra vào, có một vị sư gầy c̣m nhom với áo nâu sồng chống gậy đi t́m nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông hóa.


Khi đó, các nhà khoa học đă phát hiện ra hệ thống am tháp trên núi Bảo Đài rồi, nhưng những tiếng kêu của các nhà khoa học, chẳng khác nào tin mừng đối với đạo tặc. Chẳng có ai đứng ra bảo vệ di tích cả, nên chúng tha hồ tự do đào bới.

Ngày sư Tiến lên am, ngài đau ḷng khi chứng kiến cảnh hai tấm bia đá xanh đẹp tuyệt trần (một tấm thời vua Minh Mạng, một tấm do chúa Trịnh Căn dựng) bị đập vỡ thành chục mảnh. Bên cạnh bia đá là tượng voi phủ phục c̣n nguyên vẹn dẫu đă chịu vài vết chém. Chú ngựa đá thân h́nh mảnh khảnh hơn th́ đă bị chặt đứt đôi, chỉ c̣n lại nửa thân sau.

Phật Hoàng tháp và Đoan Nghiêm tháp cũng chịu chung số phận. Có cả một đường hầm nham nhở như giao thông hào xuyên dọc ngang hai ngọn tháp này. Cả am Ngọa Vân, nơi Phật hoàng tu tịnh cũng bị phá tan mái, đào rỗng nền.


Chúng lôi bài vị bằng đá quư màu xanh trong hai tháp mộ đập vỡ tan tành, kéo đầu tượng ra khỏi tháp mộ, để t́m đồ cổ. Cũng may, đám vô thần vô thánh kia chưa kịp giật đổ tháp th́ sư Tiến t́m lên bảo vệ.

Phải kiên tŕ lắm, thuyết phục nhiều, thậm chí sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng, sư Tiến mới giữ được di tích này, bởi những ngày sư trụ tŕ ở đây, đám lục lâm thảo khấu vẫn tiếp tục vác cuốc, thuổng và cả thuốc nổ đi săn đồ cổ.

Chẳng thế mà, có chuyện, ở di tích Hồ Thiên ngay sườn Đông dăy núi, dù đă có sư trụ tŕ, trông nom rồi, đám trộm cướp vẫn đào rỗng ruột khiến tháp đá xanh 7 tầng đổ rầm như núi lở.


Lên Ngọa Vân tức là sư Tiến đă dứt hoàn toàn cơi tục. Ngày ngài ăn một bữa với rau rừng, vả muối vào lúc chính ngọ. Thời gian c̣n lại ngài tu sửa lại phế tích Ngọa Vân am.

Sư Tiến cơng ximăng trắng lên ghép lại tấm bia bị đập vỡ, thu gom những cổ vật cất giữ trong nhà, lấp lại những hố đào cổ vật quanh hai tháp mộ và ra sức bảo vệ các di sản, để sau này các nhà khoa học có thứ mà nghiên cứu, khai quật, kẻ vẽ.

Giờ đây, du khách sau một ngày ṛng ră cuốc bộ luồn rừng, leo núi, t́m lên am Ngọa Vân, sẽ có gian nhà nhỏ để nghỉ ngơi và được chiêm bái lăng mộ vị vua lẫy lừng của lịch sử, từng 2 lần đánh bại quân Nguyên Mông.


Du khách cũng sẽ được ngắm vườn bưởi, vườn nhăn, vườn cam, mà theo sư Tiến do đích thân vua Trần Nhân Tông trồng.

Du khách cũng sẽ được ăn những quả vả (cùng họ với sung), thứ quả mà người dưới xuôi chúng ta không bao giờ có thể nghĩ lại làm thức ăn được.

Tôi trộm nghĩ, những cây vả khổng lồ, lúc lỉu quả kia, là một thứ di sản sống đậm chất thiền trên dăy Yên Tử, mà chúng ta cần phải bảo vệ. Nh́n cây vả ấy, tôi cứ mường tượng rơ ràng h́nh ảnh của một cơi tiên, nơi chỉ có những vị chân tu đắc đạo ẩn ḿnh.
Văn bia trùng tu am Ngọa Vân năm Vĩnh Thịnh 3, năm 1707:Chùa là nơi danh tiếng, là di tích thắng cảnh, là chỗ ban bố ân đức, là nơi vắng vẻ thanh tịnh, có muôn loài cây cối xanh tốt, khí thiêng chung đúc, nhà chùa há chẳng là nơi làm nhiều việc tốt để lưu truyền lâu dài hay sao?

Nay thấy chùa Ngọa Vân, xă An Sinh, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, đạo Hải Dương thực là nơi cổ tích danh lam, núi cao sừng sững, ngàn dặm giăng giăng, thẳm thẳm điệp trùng… đúng là nơi tinh túy của bầu trời, là chỗ đẹp nhất của thế giới, do trời đất chung đúc mà thành, có lẽ khởi đầu cũng là do con người tác động thêm vào đó chăng?

Chùa này cũng là nơi hoàng đế từ xa tới thăm viếng, vượt qua nguy hiểm của núi rừng, dựng lên nhà ở, kéo dài cơ nghiệp, cảnh phật cơi tiên, kết duyên tu luyện.

Nay có người mến cảnh Phật đă dựng ngôi chùa này như sắp đặt từ trước, măi măi không thay đổi.

Trải qua hơn 400 năm, chẳng lẽ c̣n ai ghi nhớ nữa chăng? Xa nh́n thấy nước vững dân yên, thường thường nghe thấy tiếng trống vang vọng, thấy đèn hương mà cảm động…

C̣n tiếp…

Phạm Ngọc Dương


 

 nguoihaiduong
 member

 REF: 619772
 11/29/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Ky 8.Huyền bí những cây thông khổng lồ trên dăy Yên Tử

Ông Quang tức tốc chạy lên, th́ thấy vơ sư Bùi Long Thành cùng các môn sinh đang bị hôn mê, người nào người nấy dính chặt vào thân những cây thông khổng lồ. Nhiều người thấy lạ đă thử kéo họ ra, nhưng dùng sức mạnh thế nào cũng không kéo được. Cơ thể họ và cây thông như hai cục nam châm hút nhau.


Xưa kia, vua Trần cùng các đệ tử lên am Ngọa Vân từ phía xóm Tây Sơn (xă B́nh Khê, Đông Triều) và giờ, những người hành hương vẫn đi theo con đường này. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, c̣n một con đường nữa, xuất phát từ thôn Trại Lốc (xă An Sinh, Đông Triều), ṿng sang địa phận Bắc Giang, để lên Ngọa Vân.

Đứng trên đỉnh Vây Rồng, anh Tuấn (người dẫn đường) chỉ hướng Trại Lốc phía sau mấy dăy núi ch́m trong mây mờ và bảo rằng, đó là hướng mà ngày xưa vua Trần Nhân Tông vẫn đi. Dọc con đường này, có nhiều ngọn núi, con suối, địa danh mang những cái tên cổ xưa như phủ Am Trà, khu Tàn Lọng, Đô Kiệu, Thông Đàn…

Người dân Trại Lốc vẫn giải thích được ư nghĩa của những cái tên địa danh này. Chuyện rằng, vua Trần Nhân Tông cùng các vị quân vương sau khi viếng mộ, đền thờ các bậc tiền bối ở An Sinh, th́ lên núi Bảo Đài theo đường Trại Lốc.

Ngài sẽ đi dọc con suối Am Trà (giờ là suối Trại Lốc). Tại con suối này, có một cái am cho ngài nghỉ ngơi, uống trà, nên gọi là Am Trà. Đoạn đường này thoáng đăng, nắng nôi, nên ngài ngồi lọng, để quân sĩ khiêng kiệu.

Đi hết con suối th́ đến địa danh Tàn Lọng, rồi địa danh Đô Kiệu. Sở dĩ, gọi là khu Tàn Lọng, v́ chỗ đó rừng rậm, không nắng nôi, không phải dùng lọng nữa, hoặc không dùng được v́ vướng víu.

Khu vực Đô Kiệu vốn có tên là dốc Đỗ Kiệu, v́ dốc quá, kiệu phải dừng, vua phải tự đi. Qua dốc Đô Kiệu th́ đến khu Thông Đàn. Tại đây, vua nghỉ ngơi dưới bóng những cây thông khổng lồ.

Anh Tuấn mô tả con đường lên Ngọa Vân với những câu chuyện đầy chất huyễn hoặc, khiến tôi hào hứng muốn đi. Vậy là, chúng tôi rời am Ngọa Vân theo một con đường khác, mà theo anh Tuấn, chả mấy khi có dấu chân người.

Rời am Ngọa Vân được một đoạn, th́ chúng tôi lạc vào rừng trúc, với mấy con đường đă bị cỏ cây rậm rịt, bít lối. Vừa đi vừa phát đường, nhưng rồi mấy lần bị lạc, phải quay về địa điểm xuất phát để đi lại.

Để xác định được hướng đi, anh Tuấn trèo lên ngọn một cây cổ thụ để t́m hướng. Anh bảo, người dân trong vùng đi Yên Tử không sợ lạc, bởi đă có những cây thông khổng lồ định hướng.

Định hướng được rồi, chúng tôi cứ thế cắt rừng đi, chẳng cần quan tâm đến những con đường đă bị cỏ cây bít lối từ hàng trăm năm trước.

Xuyên qua đại ngàn trúc ken dày, th́ một khoảng không gian mênh mông hiện ra, rất rộng răi và thoáng mát. Nơi ấy, chỉ có những cây thông khổng lồ, thân nứt nẻ, đen đúa như đám ruộng khô hạn mà người nông dân vừa đốt rạ.

Anh Tuấn bảo, đây chính là khu Thông Đàn. Có tới 3 địa danh mang tên Thông Đàn nằm ở 3 sườn núi khác nhau, đều có những con đường dẫn lên Ngọa Vân.

Không ai rơ khu vực này thuộc địa phận Bắc Giang hay Quảng Ninh, nhưng con đường từ Trại Lốc lên Ngọa Vân, có nhiều đoạn phải ṿng sang địa phận của Bắc Giang.

Tôi trèo lên ngọn một cây to và nh́n thấy 2 khu vực nữa có những cây thông cao vọt khỏi tán rừng. Tuy nhiên, theo lời anh Tuấn, khu Thông Đàn mà chúng tôi đứng là lớn nhất.

Theo tài liệu “Am Ngọa Vân và những bằng chứng khảo cổ học” của nhà khảo cổ Nguyễn Văn Anh (Viện Khảo cổ), Thông Đàn gồm có 3 địa danh, gồm Thông Đàn 1, Thông Đàn 2 và Thông Đàn 3, nằm trên sườn Tây Nam của núi Vây Rồng.

Khu vực này được gọi là Thông Đàn v́ ở đây có nhiều cây thông khổng lồ, có đường kính từ 0,8 đến 1,2m, cao 40 đến 50m. Thời Trần, chúng được trồng thành hàng, gió thổi tạo âm thanh vi vui như tiếng đàn vậy.

Tại khu vực Thông Đàn, khắp nền đất rộng cả ngàn mét vuông, chỗ nào cũng dày đặc các di vật. Hàng trăm phiến đá vuông vức, h́nh chữ nhật, rồi những táng đá chân cột nằm la liệt, chồng đống lên nhau, lật ngang ngửa. Những đống gạch, ngói thời Trần, Lê vỡ nát chất thành đống vẫn nguyên màu tươi rói.

Theo nhà khảo cổ Nguyễn Văn Anh, qua các cuộc thám sát, có thể thấy, tại khu Thông Đàn 1 đă từng tồn tại những công tŕnh kiến trúc có quy mô lớn và kiên cố. Tại đây, cũng từng tồn tại tháp đá thời Lê.

Tuy nhiên, các công tŕnh, kể cả tháp mộ bằng đá nguyên khối đều đă bị đào bới, phá nát, hoặc bị bọn săn đồ cổ gài mịt giật đổ cả rồi. Toàn bộ khu vực Thông Đàn chỉ c̣n lại là một đống đổ nát.

Có lẽ, thứ duy nhất c̣n tồn tại nguyên vẹn từ thời Trần, cách nay 700 năm, đó là những cây thông khổng lồ. Những cây thông chưa rơ loại thông ǵ, vẫn hiên ngang đứng đó, bất chấp thế sự xoay vần. Những cây thông khổng lồ này lẽ ra phải được coi là những di sản sống cực kỳ quư giá của Yên Tử.

Tuy nhiên, số phận những cây thông này thật thảm hại. Dù đă vượt qua 700 năm giông băo, song chúng đang chết dần, chết ṃn bởi sự phá hoại của con người. Nhiều cây thông khổng lồ, to 2-4 người ôm đă bị cưa đổ, xẻ gỗ. Cả vườn thông ở khu Hồ Thiên, lớn đến nỗi, đứng xa 10km vẫn nh́n thấy tán của nó, đều đă bị hạ từ vài năm trước.

4 cây thông khổng lồ ở khu vực Thông Đàn đang khô héo, gầy ṃn bởi sự phá hoại của con người, chứ không phải bởi tuổi tác. Những kẻ tham lam vô lương tâm đă chặt chém, đẽo gốc để nó tiết nhựa, để nó chết, nó đổ xuống, để có cớ mà xẻ nó đem về đóng đồ.

Trong số 4 cây thông ở khu vực Thông Đàn, th́ 2 cây đang héo hắt, một cây đă rụng lá sạch sẽ, chỉ c̣n những cành khô và một cây bị châm lửa đốt cháy nham nhở, c̣n mỗi cái thân khẳng khiu đen đúa.

Trong những ngày xuyên ngang rẽ dọc trên dăy Yên Tử, thứ tôi được nghe nhiều nhất lại là những câu chuyện ly kỳ, huyễn hoặc quanh những cây thông.

Chuyện rằng, những kẻ đốn hạ mấy cây thông khổng lồ ở Hồ Thiên, kẻ th́ chết bất đắc kỳ tử trong rừng khi đi lấy gỗ, kẻ chết tai nạn giao thông, kẻ chết bệnh tật.

Bà văi Xuân bảo rằng, những cây thông ngàn tuổi đều linh thiêng lắm, nên các thiền sư khi xưa đều dựng am tu luyện dưới những gốc cây thông để hút linh khí từ nó. Khi chết, các thiền sư cũng dựng tháp mộ ngay dưới gốc thông hùng vĩ.

Sau này, tṛ chuyện với một số nhà khoa học, họ cũng bảo rằng, trên dăy Yên Tử, cứ ở đâu có bóng thông, y rằng ở đó có am và mộ tháp. Các nhà khoa học có thể dễ dàng phát hiện thêm được nhiều am, tháp c̣n ẩn trong đại ngàn Yên Tử thông qua việc t́m tán thông.

Hôm tôi ăn trưa với rau rừng, vả muối ở am Ngọa Vân, có cả mấy anh lâm tặc vào tá túc, mượn bếp của nhà chùa nấu ăn. Nghe bà Xuân kể về những cây thông, anh này cũng xen vào: “Thú thật với các anh, ngày trước chúng tôi cũng hạ một cây thông lớn, xẻ thành từng khúc cho trâu kéo.

Gỗ thông th́ nhẹ, thế mà trâu mộng khỏe thế cũng không kéo được. Chúng tôi ḥ nhau để vần, th́ khúc thông lăn đè chết trâu luôn.

Chúng tôi nghĩ do đen đủi, nên dắt trâu khác lên, không ngờ thay 2 con trâu nữa th́ chết tiếp cả 2 con. Chúng tôi mất 3 con trâu mà không tha nổi khúc thông ra khỏi rừng, nên phải bỏ. Sau vụ ấy, chúng tôi hoảng, phải làm lễ tạ rồi không dám động vào những cây thông ấy nữa”.


Thụ khí từ "lăo thông".

Theo nhà cảm xạ học hàng đầu Việt Nam Dư Quang Châu, những cây thông khổng lồ ở Yên Tử đều là thông cổ, sống trải 700 năm, đă hút được khí thiêng trời đất, nên chúng trường sinh bất tử.

Những người tập luyện cảm xạ, thu năng lượng từ những cây thông khổng lồ, trường thọ này, th́ sẽ rất tốt cho cơ thể, vừa có thể khỏi tật bệnh, lại tăng cường sức khỏe.

Tôi chợt nhớ lại câu chuyện ly kỳ về những cây thông của ông Lê Quang, Phó giám đốc Trung tâm quản lư Di tích – Danh thắng Yên Tử.

Ông Quang kể, một lần, có người tức tốc xuống núi báo ông rằng, trong rừng Yên Tử xảy ra một hiện tượng quái đản quanh gốc những cây thông.

Ông Quang tức tốc chạy lên, th́ thấy vơ sư Bùi Long Thành cùng các môn sinh đang bị hôn mê, người nào người nấy dính chặt vào thân những cây thông khổng lồ. Nhiều người thấy lạ đă thử kéo họ ra, nhưng dùng sức mạnh thế nào cũng không kéo được. Cơ thể họ và cây thông như hai cục nam châm hút nhau.

Sau chừng nửa tiếng “thụ khí” các “lăo thông”, th́ vơ sư Bùi Long Thành và các môn sinh mới rời khỏi cây và trở về trạng thái tỉnh táo.

Vơ sư Bùi Long Thành kể với ông Quang rằng, dăy Yên Tử có rất nhiều khí thiêng và những cây thông ngót ngàn tuổi đă nạp lượng khí thiêng rất lớn.

Khi các vơ sinh luyện công, họ nạp được trường điện mạnh mẽ của “lăo thông” nên mới xảy ra hiện tượng thân thể dính chặt vào thân cây như vậy. Sau khi thụ khí từ cây thông, ai cũng cảm thấy thân thể nhẹ bẫng, khỏe khoắn gấp bội lần, bệnh tật như tan biến đâu hết.

Phạm Ngọc Dương


 

 mai77
 member

 REF: 619775
 11/29/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
mai nhớ là từ hồi c̣n trẻ đến giờ...năm nào vào mùa lễ hội Mai cũng đi Yên Tử. Ban đầu chỉ là đi,leo núi cho vui...không có khái niệm về tôn giáo,cứ trèo tận ngọn núi ,đỉnh cao nhất là vui,là biết ḿnh khỏe...rùi về nhà bóp chân cả tuần,nhưng vui.
Cảnh đẹp Yên Tử luôn khiến M mê đắm,vừa leo núi,vừa nghe Mĩ Linh hát bài " Trên Đỉnh Phù Vân" mà thấy như ḿnh đang trên chốn bồng lai vậy.

Sau này,ngày càng già đi..M bắt đầu tin vào tín ngưỡng,cảm nhận sự linh thiêng của vùng Núi Yên Tử. Sau này đi lễ không bao giờ M bỏ qua Chùa Lân,gặp các sư trụ tŕ trong chùa,nghe giảng về giáo lư thấy rằng thế giới tâm linh vô cùng quan trọng với đời sống tinh thần của con người.

Hôm nay M đọc những bài bạn đăng M mới vỡ lẻ,hiểu hơn về nguồn gốc daỹ núi thiêng Yên Tử.

Cám ơn bạn nhé!


 

 langdong008
 member

 REF: 619990
 12/01/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Xin cảm ơn nguoihaiduong đă sưu tầm và post lên diễn đàn bài viết hay -một tư liệu quí giá để chúng ta hiểu biết về "Nơi khởi nguồn của Trúc lâm Yên Tử" !
Nhưng mà cũng thật đau ḷng khi những di sản "Văn hóa-lịch sử" quí giá này lại bị phá phách thành phế tích . Bọn lâm tặc ,t́m đồ cổ là những kẻ tham đáng trách . Nhưng đáng trách các nghành chức năng đă thiếu kế hoạch khám phá ,bảo tồn ...Có thể nói là không có trách nhiệm . Đặc biệt ,nhà nước ḿnh lại không có luật đầy đủ về bảo tồn di sản ...Tiếc tay ! Linh khí Quốc gia bị suy giảm ,Hồn thiêng sông núi thẹn ḷng bởi các thế hệ cháu con...

langdong.


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network