Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> NHỊP CẦU VIỆT NAM

  Xem Tung trang    Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 CC
 guest

 ID 3370
 07/25/2004



NHỊP CẦU VIỆT NAM
  Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Tôi muốn mở một đề mục phi chính trị, lấy tên là "Nhịp Cầu Việt Nam", làm nơi gặp gỡ cuả những người Việt sống trên quê hương và những đồng chủng sống rải rác khắp nơi trên thế giới, nên chăng? Xin các bạn cho ư kiến.


Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 VietQueToi
 member

 REF: 37782
 07/27/2004

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Vậy tiết mục này chỉ dùng riêng cho người Việt sống hăi ngoại thôi sao? Tôi cũng đồng ư với bạn

 

 Cà Chớn
 guest

 REF: 37815
 07/28/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cà Chớn mong mỏi sẽ có tham gia cuả tất cả các bạn trong và ngoài nước, để chúng ta kể cho nhau nghe nhiều tâm t́nh...

 

 giangnamlangtu
 member

 REF: 37896
 07/29/2004

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tôi hoan hô sáng kiến của CC
Chúng ta là những người sống xa nhau về mặt địa lí nên hoàn cảnh mỗi người là khác nhau. Chúng ta cùng chia sẻ và kể cho nhau về cuộc sống của ḿnh. Như CC có thể kể cho GNLT về cuộc sống của các bạn ở hải ngoại, GNLT sẽ kể cho CC nghe những ǵ đang xảy ra ở trong nước....


 

 Cà Chớn
 guest

 REF: 37912
 07/29/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Nh́n vào lịch sử Việt Nam, trong vài thế hệ gần đây, chúng ta thấy ǵ, ngoài những thương đau, xáo trộn thường xuyên? Từ đó, tôi thấy năo trạng con người ḿnh nó ... làm sao ấy,các bạn ạ. "Làm sao" là "làm sao"? Chỉ có ḿnh biết và tự t́m cho ḿnh câu trả lời.
Rơ ràng là cùng một ḍng máu, một quê hương, một nguồn gốc, mà cứ măi măi đề cao những khác biệt giưă nhau sao, khi mà hoàn cảnh chỉ là bên ngoài ta?
Thân ái


 

 Ông Già
 guest

 REF: 38431
 08/05/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Để giữ cho tiết mục này sống lại, và cũng trong tinh thần đă đề ra, tôi xin đóng góp bài đăng đưới đây:
Một sinh hoạt nóng bỏng đang diễn ra trên nước Mỹ, mà cao điểm là vào đâu tháng 11 năm 2004 sắp tới : cuộc bàu cử tổng thống .
Tôi thấy đây là một diễn biến có ảnh hưởng lớn đến t́nh h́nh thế giới, kể cả Việt Nam, nên sưu tầm tài liệu sau đây mà tôi chuyển dịch sang tiếng Việt, để cống hiến các bạn có một cái nh́n tổng quát, về hai nhân vật trong cuộc : đương kim tổng thống George W. Bush, và thượng nghị sĩ John Kerry, dưới nhăn quan cuả người viết sử, nghiă là chỉ ghi nhận những sự kiện mà không b́nh phẩm.
Trong cuộc bàu cử này, thực ra có 3 ứng cử viên, v́ ngoài ông Bush cuả đảng Cộng Hoà (Republican Party) và ông Kerry cuả đảng Dân Chủ (Democratic Party), c̣n có ông Ralph Nader cuả Đảng Xanh (Green Party). Ông Nader không có hy vọng ǵ đắc cử, nhưng cứ ra tranh cử, v́ cũng có ảnh hưởng quyết định đến số phận chung cuộc cuả hai ông kia, là hai người đang ngang ngưả nhau. Đảng Dân Chủ đang rất lo ngại cho một số phiếu, dù là nhỏ, dồn cho ông Nader sẽ vô h́nh chung có lợi lớn cho ông Bush!
Trong loạt bài này, tôi sẽ dành riêng để tŕnh bày về ông Bush và ông Kerry mà thôi.

Trước khi quyết định xem có nên viết loạt bài này hay không, tôi xin được các bạn đọc NCD thẳng thắn cho biết ư kiến. Tôi xin khẳng định, khi viết sẽ không có một dụng ư chính trị nào hết, mà chỉ nhằm t́m hiểu thời cuộc mà thôi.
Tôi xin phép tạm ngưng trong vài ngày để chờ được các bạn chỉ giáo.
Thân ái.


 

 Ông Già
 guest

 REF: 38513
 08/07/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Chờ không thấy bạn nào góp ư, nên xin viết tiếp, và vẫn đón chờ ư kiến cuả các bạn:

Ông George W. Bush được bàu làm tổng thống Mỹ trong một cuộc ganh đua sát nút nhất trong lịch sử cận đại. Ông là tổng thống Mỹ đầu tiên thua phiếu bàu cuả “cử tri quần chúng” (popular vote) và thắng phiếu bàu cuả “cử tri đoàn” (electoral vote) để chung cuộc làm tổng thống năm 2000. Ông cũng là tổng thống thứ nh́ trong lịch sử Mỹ đă nối nghiệp cha cũng là tổng thống
Ông Bush sinh ngày 6 tháng 7 năm 1946, và lớn lên tại bang Texas. Ông tốt nghiệp đại học Yale và đại học kinh doanh Harvard. Ông là phi công chiến đấu cơ F-102 cuả Vệ Binh Quốc Gia cuả bang Texas. Ông bước chân vào doanh nghiệp dầu khí năm 1975 và làm việc trong công nghiệp năng lượng cho đến 1986.
Năm 1994, ông đắc cử thống đốc bang Texas, và đến năm 1998 lại tái đắc cử chức vụ này một lần nưă.
Ông đắc cử tổng thống Mỹ năm 2000, đánh bại ông Al Gore cuả đảng Dân Chủ, trong một cuộc bàu cử rất nhiều tranh căi.
Thành quả sớm suả cuả ông là cắt giảm thuế lớn lao. Nhiệm kỳ cuả ông được đánh dấu bằng hai vụ tấn công vào Trung Tâm Thương Mại Thế Giới (World Trade Center) tại New York và Ngũ Giác Đài tại thủ đô Washington, ngày 11 tháng 9 năm 2001. Sau đó, ông đă dẫn giắt một liên minh quốc tế to lớn để lật đổ chế độ cuả Taliban tại A Phú Hăn (Afghanistan) là nơi ủng hộ tổ chức Al Quieda, rồi đến chiến dịch cuả quân lực Mỹ lật đổ Saddam Hussein cuả Iraq
Ông Bush có vợ là bà Laura và 2 con gái sinh đôi.


 

 Ông Già
 guest

 REF: 38521
 08/07/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cà Chớn đi vắng ít lâu. Ông Già xin thay lời kể chuyện bên Mỹ cho giangnamlangtu, và các bạn khác ở bên nhà nghe. Phải nói ngay là kể chuyện không theo một đề tà́ nào, đụng đâu nói đó, nghĩ đến đâu viết đến đó, gọi là tạp ghi.
Ông Già không nhân danh ai cả, nên ai thích nghe th́ nghe, không thích th́ thôi, không có ǵ mà tranh căi nhé.
Có người hỏi Ông Già sống ở Mỹ có sướng không, xin trả lời sướng chứ, sướng lắm chứ, không sướng th́ ở đây làm ǵ?! Laị hỏi có ǵ khổ không, xin trả lời khổ lắm chứ, v́ sướng bao nhiêu khổ bấy nhiêu. Thế sao không về VN mà sống cho đỡ khổ? Không, tôi không về, tôi chọn nơi này là quê hương thứ hai cuả tôi, v́ ở đây tôi sướng nhiều hơn khổ.
Th́ ra cái lư luân cù nhày cuả tôi dẫn đến câu hỏi, thế nào là sướng, thế nào là khổ?
Trong những lần kế tiếp đây, Ông Già xin kể những cái sướng ở cái xứ này nó mê ly như thế nào, và những cái khổ nó ... chó má ra sao.
(Mai viết tiếp)


 

 Ông Già
 guest

 REF: 38523
 08/07/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cái sung sướng cực kỳ thứ nhất cuả một người khi từ Việt Nam sang định cư tại Mỹ là thoát được cái nạn quan liêu cưả quyền.
Dân bên này từ 15 tuổi trở lên là cần phải biết lái ô tô, nên bằng lái cũng là thẻ căn cước, miễn là qua được bài thi viết về luật đi đường và thực hành lái xe, từ lúc bắt đầu đ́ền mẫu đơn cho đến khi cầm cái bằng lái trong tay, mất khoảng một giờ là cùng.
Bên này, ai cũng lo làm ăn, không ai có th́ giờ để ra phường khóm hay xem hộ khẩu, hay xin con dấu con mộc ǵ ráo. Anh muốn điền thế nào th́ điền, sai th́ ráng chịu, chẳng ai thấy cần phải khai gian, nên chẳng ai thèm kiểm tra hạch hỏi, ngoài tên họ, điạ chỉ và ngày sinh tháng đẻ viết cho đúng. Điền xong th́ kư tên đề ngày vào, xong.
Cái bằng lái xe từ đó trở về sau, được dùng cho đủ mọi chuyện giao dịch, chủ yếu là với ngân hàng. Cảnh sát chỉ đưọc quyền xét hỏi khi anh vi phạm luật giao thông.
Rủi đánh mất thẻ, th́ đóng tiền xin thẻ khác, chờ mươi mười lăm phút, chẳng cần khai mất ở đâu, tại sao mất...
Dĩ nhiên, cũng có kẻ khai gian, làm giả giấy tờ, ... nhưng không phải v́ thế mà người lương thiện phải khổ sở v́ bọn phạm pháp này!
Có lẽ cái nước này nó giàu, v́ nó không phí phạm th́ giờ cho những chuyện...vớ vẩn, các bạn à.
C̣n như ai cũng khai gian, ai cũng nói dối, đó là chuyện khác.


 

 Ông Già
 guest

 REF: 38536
 08/07/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Nói đến chuyện mất giấy tờ, lại nhớ khi xưa, đi tàu điện, bị lưu manh nó giả vờ xô đẩy, rút mất ví và mất luôn cái chứng minh. Tôi bèn ghé vào bót gần nhất ở TT để làm đơn "tŕnh báo" th́ được hỏi "mất lúc nào?" "tại sao mất?" "có bằng cớ không?" và sau cùng được dạy, "Về nơi nào cấp mà tŕnh!" Bản tính vâng lời, tôi về quê, làm in chang lời chỉ bảo, lại được dạy, "mất đâu tŕnh đó!" "mất tuốt ở đâu đến đây tŕnh, làm sao biết được mà chứng?"


 

 Ông Già
 guest

 REF: 38565
 08/08/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Hôm nay, xin nói tiếp về chuyện bầu cử tổng thống Mỹ, và bài này nhằm giới thiệu ông John Kerry.
Sinh ngày 11 tháng 12 năm 1943 tại bang Colorado, nhưng không bao lâu sau th́ gia đ́nh trở lại quê ở bang Massachusetts.
Sau khi tốt nghiệp dại học Yale, Kerry gia nhập Hải Quân và sang Việt Nam trong thời gian chiến tranh tại đây, nhiệm vụ chỉ huy một giang tốc đĩnh (tàu chạy nhanh trên sông) trong vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Trong tác chiến, Kerry đươc thưởng một huy chương Ngôi Sao Bạc, một Ngôi Sao Đồng, và 3 lần huy hiệu can đảm Trái Tim Tím.
Khi trở về từ Việt Nam, Kerry thắc mắc không biết lính Mỹ được gởi sang Việt Nam chiến đấu có phải là để bảo vệ chỗ đứng cho các quan chức ở thủ đô Washington hay không, và do đó Kerry đă trở thành người phát ngôn cho phong trào “Cựu Chiến Binh Việt Nam Chống Chiến Tranh ” (Vietnam Veterans Against the War).
Năm 1971, Kerry lúc đó 27 tuổi, ra điều trần trước Quốc Hội Mỹ, cho rằng chiến tranh là một sai lầm.
Sau khi đắc cử phó thống đốc Massachusetts năm 1982, Kerry lại đắc cử vào Thượng Viện năm 1984, và tại đây Kerry nổi tiếng có tinh thần độc lập chính trị, và cộng tác chặt chẽ với thượng nghị sĩ cộng hoà John McCain trong việc t́m kiếm tù binh Mỹ và người mất tích trong chiến tranh Việt Nam.
Năm 1990, và lại 1996, Kerry đắc cử thêm nhiệm kỳ 2 và 3 tại Thượng Viện, đến giờ này là nhiệm kỳ 4 bắt đầu từ năm 2002.
Kerry lấy vợ là bà Teresa Heinz. Kerry có 2 con gái riêng, c̣n Teresa có 3 con trai riêng


 

 VietQueToi
 member

 REF: 38589
 08/08/2004

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Thế bạn có đoán ra được ai sẻ là người ngồi vào chiếc ghế kia.

 

 Ông Già
 guest

 REF: 38632
 08/09/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Hai "chả" đang giành nhau một cái ghế, mỗi anh chi ra hàng trăm triệu dollars để "bốc thơm" cho ḿnh và "bốc thối" cho đối thủ, nên "khu đen" như ḿnh không đoán được.
Nhưng theo dư luận chung, cử tri Mỹ sẽ bầu cho ông nào "ít tệ hơn" ông kia, v́ không ông nào "tốt hơn" ông nào cả!
Vả lại, chuyện bầu cử trên thế giới, đâu cũng vậy thôi!


 

 Ông Già
 guest

 REF: 38633
 08/09/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tui đang nói chuyện bàu cử ở Mỹ, th́ được đọc bản tin mới nhất cuả hăng Associated Press (AP), là hăng thông tấn có mạng lưới hoạt động toàn cầu. Vội vàng chuyển dịch sang tiếng Việt để cống hiến bà con đọc nguyên văn, nhưng tuyệt đối không b́nh luận:

"Tin cuả AP từ Washington
Mary Kay Letourneau, giáo viên phổ thông đă bị kết án tù năm 1997, v́ đă có quan hệ t́nh dục với một học sinh lớp 6. đă được trả lại tự do hôm thứ tư vưà qua. C̣n người yêu cuả nàng bây giờ 21 tuổi đang làm đơn chống án, ḍi Toà huỷ bỏ lệnh cấm không cho nàng được tiếp xúc với chàng. Phóng viên Hăng Truyền Thanh Truyền H́nh NBC loan tin, “Chàng đă thở dài nhẹ nhơm khi nghe tin nàng được trả tự do, và không thể không đi gặp nàng ngay.”
Chị Letourneau, người đă thụ án 7 năm rưỡi trong tù, đă lỉnh ra khỏi khám đường, gọi là Trung Tâm Cải Huấn Phụ Nữ Washington, mà thoát khỏi con mắt ŕnh rập từ lâu cuả những phóng viên!
Theo cam kết với Toà, như là một điều kiện để được tha, th́ chị Letourneau, bây giờ tṛn 42 tuổi, không được gặp lại người học tṛ cũ là Vili Fualaau, cũng là cha cuả hai đưá con mà chị có với Vili.
Một luật sư, cũng là bạn thân cuả Letourneau, cho biết nguyện vọng cuả chị bây giờ là được sống như là một người mẹ b́nh thường để nuôi con cái.
Theo luật pháp Mỹ, chị là một kẻ một tội phạm t́nh dục (sex offender), đến điạ phương nào sống th́ phải đăng kư với chính quyền, và toà chỉ định đi “điều trị” ở đâu th́ phải đến đó. Chính quyền cũng có bổn phận báo cho dân biết là chị đă “chuyển hộ khẩu” đến chỗ đó!
Trước đây, chị Letourneau năm đó mới 34 tuổi, đang làm giáo viên cho một trường phổ thông cơ sở ở thị trấn Seattle, có chồng và 4 con. Năm 1996, th́ làm “bạn quen” với cậu học tṛ 12 tuổi tên Vili. Từ chỗ quen, đi đến tán tỉnh hẹn ḥ, rồi quan hệ xác thịt.
Năm 2002, Vili khai trước Toà, “Chúng tôi làm t́nh trong pḥng thể dục, trong nhà cầu nữ, và ngay trong lớp học cuả cổ.”
Vụ ngoại t́nh này bị phát hiện khi chồng cuả Letourneau t́nh cờ bắt được thư t́nh cuả Vili gởi. Thế là anh ta ly dị và được phép giữ con cái, và dọn đi ở bang Alaska.
Khi Letourneau bị câu lưu năm 1997, chị đă có chưả đưá con gái thứ 1 với Vili. Lúc đó, chị bị kết án 6 tháng tù ở, với tội danh hăm hiếp trẻ em, và cũng ra lệnh cấm gặp lại cậu bé.
Nhưng sau khi được thả, chị ta lại “ngưạ quen đường cũ.” Chỉ 1 tháng sau khi ra tù, chị lại bị bắt tại trận đang du dương với cậu bé trong xe cuả ḿnh, như vậy là vi phạm lệnh tạm tha. Lần này, phải vào tù thêm 7 năm rưỡi, và đẻ đưá con gái thứ hai với Vili ngay trong tù, như đă nói ở trên"


 

 tbv
 guest

 REF: 38691
 08/10/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Có lẻ ḿnh nghe chuyện nước ngoài củng khá đủ rồi. Xin phép cho tôi được tŕnh một chuyện nhỏ ở VN :

Nhân dịp về thăm nhà tôi được chứng kiến cảnh công an bắn súng bắt xe chạy quá tốc độ ( Speed gun ) . Ngạc nhiên tôi hỏi anh tài xế: mổi lần bắt được một xe là biết bao nhiêu xe khác phải chờ làm tŕ trệ giao thông , thế tại sao không đặc hệ thống radar tự động chụp bảng số xe ( số nhiều có lẻ tiền phạt sẻ ít !!! ) . Anh tài xế trả lời là :

--- Những người tài xế sẻ bỏ nghề sớm
--- Không c̣n ai thích làm công an giao thông...

Có lẻ đây cũng là một trong những lư do tại sao VN không đủ ngân quỉ dể tu bổ đường xá lẹ hơn

Tôi chỉ có ư kiến xây dựng cho VN được tốt hơn...



 

 Ông Già
 guest

 REF: 38694
 08/10/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Bạn tbv nói chuyện về cảnh sát giao thông ở Việt Nam, biết đâu chẳng phải có ư so sánh với cảnh sát giao thông ở xứ Mỹ?
Trên công lộ, ở bất cứ nước nào trên thế giới, cũng có những người vi phạm, mà tệ hại nhất là lái xe quá tốc độ. Riêng tại một số nước châu Âu, tốc độ trên xa lộ không có giới hạn, muốn chạy bao nhiêu th́ chạy, chết th́ ráng chịu. Nhưng ở Mỹ, cao lắm cũng chỉ được chạy tới 120km/giờ (75 miles), nhưng nếu anh chạy nhanh quá thêm vài miles nưă, nó cũng bỏ qua cho anh. Nếu nó muốn bắt anh về tội quá tốc độ, th́ nó chỉ được quyền bật đèn xanh đỏ trên mui cuả nó, rồi chạy SAU xe anh. Nếu nó nghi anh c̣n chuyện ǵ khác, th́ nó mở máy thu h́nh cuả nó. Anh muốn ngừng th́ ngừng, hay cứ chạy cho đến khi hết xăng cũng được. Nó không có quyền bắn anh, hay chặn đầu xe anh. Khi anh ngừng th́ nó mới ngừng. Máy camera cuả nó tiếp tục thu h́nh và thu thanh. Hai bên nói chuyện ..."thoải mái", rồi chuyện đâu c̣n đó, h́nh ảnh và âm thanh trực tuyến truyền về trung tâm, hỏi c̣n anh nào dám làm bậy?! Lẽ tất nhiên, chính phủ nó có chi thêm đồng xu teng nào đâu, mà tất cả "sạc" lên đầu anh phạm pháp, nên tuỳ theo lỗi nặng nhẹ, tiền phạt lên tới 300, 400 đô là thường!


 

 Ông Già
 guest

 REF: 38697
 08/10/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Người Việt Nam ḿnh thường khen nhau là "cần cù, siêng năng", đáng là một gương sáng để người Mỹ học tập, như trường hợp bọn cảnh sát giao thông Mỹ. Mùa Hè hay muà Đông, chúng cũng ru rú ở xó nhà, chứ không chịu ló mặt ra bao giờ, đầu đường xó chợ không kiếm ra được đưá nào. Nhưng đùng một cái, có hai xe đụng nhau, hai ba phút sau là chúng kéo đến cả bày, đèn trắng đền xanh đèn đỏ chớp chớp lia liạ. Giải quyết xong công việc, th́ úm ba la, chúng lại biến mất. Quả là bọn chúng lười biếng thật!

 

 TBV
 guest

 REF: 38709
 08/10/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Ông già có những dẩn giải rất tế nhị, có lẻ sợ bị đụng chạm đủ thứ !!! Đây chỉ là một trong những vấn đề của xả hội VN.
cách giải quyết đă có nhưng thực hành th́ rất khó v́ những lư do nào đó....


 

 tbv
 guest

 REF: 38753
 08/11/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tôi xin mạn phép đưa ra một đề tài mới và mời các bạn đóng góp ư kiến..

Ngày xa xưa khi c̣n học ở VN ,tôi thấy nhà trường thường dạy học sinh rằng đất nước chúng ta rừng giàu bạc bể... hoặc là " các con là những ḥn ngọc v.v.... "
Ṇi giống VN có khối lượng chất xám rất cao, thành tụ của các em học sinh VN ở trong và ngoài nước rất đáng nể. Cha mẹ lúc nào cũng muốn cho con ḿnh so vốn học thức để sài o bao giờ hết...và từ sự việc này nảy sinh ra nhiều vấn đề xả hội quan trọng sau này:

1/ Người VN ít đoàn kết so với những dân tộc khác trong thời b́nh. Có lẻ v́ tự cho ḿnh là những hạt đất nên người Nhật đă kết hợp lại dược với nhau để xây dựng đất nước họ. C̣n các bạn VN v́ tự hào ḿnh là viên ngọc nên không kết hợp được...
2/ Cha mẹ VN lúc nào cũng muốn con ḿnh đổ đạt cao để có địa vị xả hội. Chúng ta có rất nhiều bác sỉ, kỷ sư, luật sư v.v... trên khắp thế giới nhưng cái tiềm lực này có lẻ khó phát huy được nếu o có môi trường

3/ Giới người chuyển tiếp sẻ bị thiếu hụt nếu o đào tạo kịp thời ( tradesman )

Đây theo tôi nghĩ sẻ là một bài toán khó cho đất nước VN bây giờ... Mời các bạn góp ư....


 

 Ông Già
 guest

 REF: 38756
 08/11/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Khi suy tư về quê hương, thú thực với bạn tbv và các bạn khác ở trong và ngoài nước, th́ đầu óc tôi lại rối bời như một mớ ḅng bong, không thể sắp xếp được suy nghĩ trong đầu nưă, v́ nếu được cũng chỉ thành một mớ lư thuyết suông, nên đụng đâu nói đó có lẽ tốt hơn, miễn là thật với ḷng ḿnh, và với thiện ư.
Tôi xin phép được có nhận định về một trong những điểm bạn tbv nêu ra:.
Tôi nh́n việc “it đoàn kết” cuả người ḿnh ở khiá cạnh tâm lư truyền thống nhiều hơn. Thí dụ người ḿnh hướng về gia đ́nh (family-oriented) quá nhiều thay v́ quân b́nh với xă hội. Đầu óc chúng ta luôn luôn bị ám ảnh bởi những ca dao, tục ngữ, thành ngữ đề cao gia đ́nh, như “một giọt máu đào hơn ao nước lă,” “bàu ơi thương lấy bí cùng,” “một người làm quan, cả họ được nhờ,” “mẹ hát con khen hay,” “cha nào con nấy,” mà nhiều người hiểu theo một ư nghĩa rất hẹp ḥi…từ đó bước ra khỏi gia đ́nh, vào xă hội, là nghĩ ngay đến “đèn nhà ai, nhà ấy rạng,” “cháy nhà hàng xóm, b́nh chân như vại”…, là xa lạ với nhau hết, không thể đoàn kết với nhau được
Chúng ta đă giết nhau nhiều qua chinh chiến, nhưng khắp nơi nơi, chúng ta vẫn tiếp tục giết nhau nưă, dưới những h́nh thức tàn bạo hơn là đổ máu.
Vậy làm thế nào để thay đổi năo trạng này bây giờ? Đó là ưu tư thứ nhất cuả tôi. Cảm ơn các bạn đă đọc, và xin góp ư.


 

 Ông Già
 guest

 REF: 38762
 08/11/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Ưu tư thứ hai cuả tôi, bắt nguồn từ nhận định cuả bạn tbv, là tính tự hào dân tộc thái quá, đôi khi vô lư quá, cuả người Việt ḿnh. Đành rằng dân tộc nào cũng cần có những tự hào cuả ḿnh … để giữ thể diện với người, nhưng cái ǵ cũng phải vưà phải thôi. Tôi rất ngao ngán khi nghe người ta nói dài dài những câu như bạn tbv kể, “Đất nưóc ta rừng vàng biển bạc…” hay “con người Việt Nam ta siêng năng , cần cù, thông minh,” “ngôn ngữ ta phong phú,”, “lịch sử ta oai hùng,”… vân vân. Tôi cứ tưởng chừng như ḿnh đang sống ở thời cổ đại, mà bàu trời chỉ là một cái vung nồi, như người Tầu gọi nước cuả họ là Trung Hoa, Trung Quốc vậy! C̣n tự hào vô lư là nước nào chẳng có tài nguyên nếu biết khai thác? Các nước như ở Trung Đông làm ǵ có biển, có rừng, mà sao nó giàu thế! Con người nào chẳng phải cần cù siêng năng để tồn tại, nếu không đă tuyệt chủng rồi?! Ngôn ngữ nào chẳng có những đặc thù lư thú cuả nó. Dân tộc nào chẳng có người khôn, kẻ ngu? Nhưng hỏi nhỏ, bên cạnh những ông Pythagore, ông Ampère, ông Einstein, ông Khổng Tử, ông Gandhi…, đă có ông nào tên Việt Nam chưa?
Ta hăy thử nh́n vào nước Mỹ mà xem, lấy nó làm tương phản để dễ thấy. Nó lập quốc vào năm 1776, tính đến nay chỉ có 228 năm lịch sử, trong khi ḿnh những “4000 năm văn hiến”. Tôi nhớ có đọc một bài báo Express, số đặc biệt kỷ niệm 200 năm lập quốc cuả Mỹ vào năm 1976, một học giả Pháp là Francois Giroux, đă viết, “Người Mỹ bị thù ghét nhiều nhất trên thế giới, nhưng cũng bị người ta…bắt chước nhiều nhất.” (les plus détestés et les plus imités).
Tôi mượn câu dẫn trên để tạm ngưng, và xin các bạn góp ư.


 

 Ông Già
 guest

 REF: 38837
 08/12/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Dù không có ai ngoài một số nhỏ các bạn, và cá nhân tôi, đóng góp vào diễn đàn này, tôi vẫn cảm thấy biết ơn các bạn đă đọc những tâm tư này (xin coi số người "Views" th́ biết).
Vậy vẫn mong có thêm góp ư. Trong khi chờ đợi, xin cho viết tiếp:

Vưà rồi, bạn tbv có đả động đến nước Nhật, cũng lại gợi ư được cho tôi suy nghĩ nhờ đâu nó đă trở thành một cường quốc như ngày nay, trong bối cảnh Nhật là nước duy nhất trên thế giới được nếm mùi những hai quả bom nguyên tử cuả Mỹ trong tháng 8 này, cách đây gần đúng 60 năm (quả thứ 1 xuống Hiroshima ngày 6/8 và quả thứ 2 xuống Nagasaki ngày 9/8/1945). Cả một dân tộc kiêu ngạo cùng chịu nhục “đầu hàng vô điều kiện,” biết lùi một bước để tiến lên hàng ngàn bước, dưới sự lănh đạo cuả Hoàng Đế Hirohito, vị vua thứ 124 cuả Nhật, mất năm 1989. Cũng trong tháng 8, cũng năm 1945, cũng có biến cố lịch sử quan trọng cho Việt Nam, cũng gần đúng 60 qua, người Việt Nam chúng ḿnh cũng vẫn c̣n phải lo “chống đói giảm nghèo,” th́ ai là kẻ không buồn!


 

 Ông Già
 guest

 REF: 38870
 08/12/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Bây giờ là muà bàu cử ở Mỹ đang rất sôi nổi (tổng thống mỗi 4 năm, nghị sĩ mỗi 6 năm, và dân biểu mỗi 2 năm) nên tôi xin kể chuyện sau đây, trong tinh thần chung cho tất cả mọi nơi trên thế giới, là những người làm chính trị đều hưá mà không làm, đều chết và xuống điạ ngục. Bên Mỹ cũng có người miả mai rằng người nghèo vào được Quốc Hội Mỹ, c̣n khó khăn hơn người giàu lên đươc Thiên Đàng!
Đây câu chuyện:
Có một ông nghị sĩ chẳng may bị tông xe chết, và do nhầm lẫn giấy tờ, nên được gởi lên Thiên Đàng, nơi thánh Phêrô đang chờ sẵn tại cổng.
“Thiên Đàng chào mừng ngài nghị sĩ,” thánh Phêrô nói “Trước khi mời ngài vào, h́nh như có vấn đề phải giải quyết. Từ trước đến nay, chúng tôi chưa hề tiếp đón quan chức cao cấp nào trên này, nên chưa biết giải quyết trường hợp cuả ngài.
“Không sao, nhưng xin thánh cứ cho tôi vào đi,” ông nghị sĩ nói.
- Không được! Tôi c̣n cần xin chỉ thị cấp trên đă. Hay là ngài hăy tham quan Điạ Ngục một ngày, và Thiên Đàng một ngày. Sau đó, ngài sẽ quyết định muốn ở đâu.
“Tôi đă chọn lên Thiên Đàng mà,” ông nghị sĩ nói.
- Rất tiếc, tôi phải làm đúng qui định nơi này.
Dứt lời, thánh Phêrô giang tay mời nghị sĩ bước vào thang máy đi xuống, xuống, xuống, đến tầng Điạ Ngục th́ ngừng.
Cánh cửa vưà mở th́ thấy ḿnh đang đứng trước một băi c̣ xanh tươi, phiá xa xa là một câu lạc bộ với kèn trống xập x́nh vang lại. Nhưng thú vị hơn cả là gặp lại được tất cả mọi đồng chí, đă từng làm việc với nhau trên dương thế, ai nấy ăn mặc tươm tất, com lê cà vạt. Thế là họ ôm nhau thắm thiết, vỗ vai nhau bồm bộp. Sau đó là tiệc liên hoan, đủ thứ sơn hào hải vị, gái đẹp tiếp mời rượu tây. Tiệc vui th́ chóng qua, chẳng mấy chốc thời gian một ngày đă cạn. Lại ôm nhau thắm thiết, để tạm chia tay. “Ôi, cái cảnh biệt ly sao mà buồn vậy!” Họ cứ đứng vẫy tay tạm biệt nhau, trong khi thang máy từ từ đi lên, lên, lên.
“Bây giờ, mời ngài nghị sĩ lên Thiên Đàng nhé,” thánh nói.
Thế rồi 24 giờ trên Thiên Đàng êm ả trôi, qua hết đám mây này đến đám mây khác, mọi người tâm hồn lâng lâng, chẳng mấy chốc thời gian cũng cạn.
Đă đến lúc, thánh Phêrô phải đúc kết chuyến tham quan 2 ngày, nói, “Ngài đă thử một ngày sống dưới Điạ Ngục, và một ngày trên Thiên Đàng, bây giờ xin ngài cho ư kiến quyết định.”
“Xin báo cáo với thánh,” nghị sĩ nói, “Thiên Đàng th́ thanh tao thật, nhưng h́nh như tôi thấy … “thoải mái” hơn, nếu được ở Điạ Ngục.”
Thế là chiếc thang máy lại từ từ đi xuống, xuống, xuống…
Khi mở cưả ra, nghị sĩ thấy đang đứng trước một băi rác, uế khí xông lên nồng nặc. Xa xa vẫn là các đồng chí cuả ḿnh, nhưng thằng nào cũng rách rưới, đang bới đống rác kiếm chút chút cho đỡ đói ḷng.
“Sao lại thế này!” nghị sĩ nói. “Mới hôm qua th́ rươu chè tiệc tùng, mà sao hôm nay thê thảm như vậy?”
Thánh Phêrô mỉm cười:
“Hôm đó là buổi tranh cử, c̣n bây giờ là sau khi dân bầu xong!”


 

 Ông Già
 guest

 REF: 38873
 08/12/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Ông Già tui nghỉ hưu, nên hơi rảnh th́ giờ kể chuyện. Bây giờ là chuyện thời sự nước Mỹ, vưà xảy ra vào lúc tôi đang ngồi gơ bây giờ:

Ông Thống Đốc Dân Chủ cuả Bang New Jersey, tên Jim McGreevey, vưà lên truyền h́nh hôm nay 12/8/2004, loan báo từ chức, mà người Mỹ nói văn hoa là "bước xuống" (step down). Trước ống kính truyền h́nh, với vợ đứng bên cạnh, ông nhận tội ngoại t́nh, với một người ... đàn ông khác!

Năm 1972, đă có ông to đầu hơn nhiều, là tổng thống Nixon, cũng từ chức, v́ làm bậy. Bên Nhật trước đây cũng có chuyện một ông Bộ trưởng Giao thông Vận tải từ chức sau khi ... hai chuyến xe lưả đâm đầu vào nhau, làm thiệt mạng "những" mấy chục người! Gần đây nhất, có một ông tông tông khác, rất gần với Việt Nam, cũng suưt mất chức v́ chuyện ngoại t́nh, đâm ra nói dối! Những ông này dại ơi là dại.
Cũng vào giờ này, gần nưả triệu dân Mỹ đang di tản ở Bang Florida để tránh cơn cuồng phong đang kéo tới từ Cuba, với tốc độ gió mạnh trên 150km/giờ.


 

 Ông Già
 guest

 REF: 38877
 08/12/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Xin đính chính : ông Nixon từ chức ngày 8/8/1974

 

 Ông Già
 guest

 REF: 38906
 08/13/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tôi xin có vài ư kiến mộc mạc nhưng nghiêm chỉnh về website chính thức cuả Toà Đại Sứ Việt Nam tại Washington DC mà tôi vưà sơ khởi đến viếng.
Tôi không tin là tŕnh độ tiếng Anh cuả người Việt ḿnh chỉ có thế. Tôi không tin là tŕnh độ cuả những người phiên dịch chỉ có thế. Tôi không tin là trách nhiệm cuả những người duyệt xét một trang mạng chính thức cuả một nước chỉ có thế. Tôi không tin là khả năng dạy ngoại ngữ cuả Trường Đại Học Ngoaị Ngữ chỉ có thế. Tôi không tin là tŕnh độ cuả những nhà ngoại giao chuyên nghiệp cuả cả nước chỉ có thế...Và sau cùng, tôi không tin là tôi có đủ kiến thức để b́nh phẩm về khả năng viết lách cuả người khác.
Nhưng tôi thấy rơ quá nhiều những lỗi sơ đẳng trong việc viết tiếng Anh, thậm chí cả lỗi văn phạm, lỗi chính tả, dạy từ bậc phổ thông trung học.
Xin các bạn có thiện chí muốn giữ thể diện cho dân ḿnh, những bạn đang học tiếng Anh, những vị đang dạy tiếng Anh, và những vị đang làm công tác ngoại giao, thử để mắt nh́n vào, xem có thể làm ǵ được không.
Đây là điạ chỉ trên mạng cuả Toà Đại Sứ http://www.vietnamembassy-usa.org/
Mong thay


 

 Ông Già
 guest

 REF: 38978
 08/14/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Kính thưa các bạn,
Gần đây, tôi có nhận được một số e-mail cuả các bạn, cũng như qua một số phát biểu ngay trên diễn đàn này, nói tôi ăn lương cuả website này để viết hay sao, mà ngày nào cũng viết? Tôi xin phép được trả lời chung, và trả lời rơ ràng rằng tôi không biết ai chủ trương, và cũng không biết cũng như không muốn biết nó xuất phát từ đâu. Được gặp mặt nhau để được trao đổi là đủ rồi các bạn à. Số lần "Views" cuả đề tài Nhịp Cầu Việt Nam này đủ để chúng ta chia sẻ rồi!
Bây giờ, tôi xin phép chép lại bài tôi đă đăng ở tiết mục "Tiền là ǵ?" để các bạn dễ tham khảo, trong tinh thần cuả Nhịp Cầu Việt Nam:

"Ông Già xin kể một chuyện thật. Cách đây khoảng 5, 6 năm, tui có may mắn được làm bạn với một đồng hương từ Việt Nam sang Mỹ tu nghiệp lần đầu tiên. Anh ta là giảng viên cuả một trường đại học ở Hà nội, và đă từng du học tại nhiều nước. Tui lái xe đưa anh đi tham quan một công viên quốc gia để xem phong cảnh. Sau khi trở về Việt Nam, anh không nhắc ǵ về những cảnh đẹp đă xem, mặc dầu chúng tôi đă cùng nhau đi trên một con xa lộ cao nhất thế giới (Trail Ridge)cuả Công Viên Rocky Mountain, thị trấn Estes Park tại bang Colorado, Hoa Kỳ . Ngược lại, anh chỉ kể lại một kỷ niệm buồn khi anh chứng kiến cảnh một em bé Mỹ mới 6, 7 tuổi, lượm từ dưới đất một cọng rác nho nhỏ, bỏ vào một cái thùng ven đường, trong công viên. Anh nói, "Một cử chỉ nho nhỏ thôi, sao nó tác động mạnh đến thế vào tâm tư tôi!"
Th́ ra nước Mỹ giàu như thế, nhiều tiền như thế, cũng không thể gây một ấn tượng như cảnh một em bé đă biết lấy một trách nhiệm nho nhỏ ngay từ lúc tuổi c̣n măng sưă.
Tui nghĩ, nếu suốt ngày chúng ta ngồi ca tụng đồng tiền là Tiên là Phật..., chúng ta sẽ quên làm những việc nho nhỏ, và sẽ suốt đời thấy ... thiếu tiền, và thiếu luôn cả hạnh phúc!


 

 Ông Già
 guest

 REF: 39013
 08/15/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tối qua, Thứ Bảy 14/8/2004, tui được xem một chương tŕnh TV cuả Mỹ, t́m được một minh chứng lư thú là bất cứ chính phủ nào trên thế giới,cũng không thể thay mặt cho bất cứ người dân nào hết. Nói khác đi, chính phủ nào cũng tệ, và người dân nào cũng tốt.
Chương tŕnh là "Larry King Live" cuả đài CNN, phóng sự trực tuyến đặc biệt về một em bé gái người Irắc, 11 tuổi, tên Zeynab, quê ở thành phố Basra. Máy bay Mỹ ném bom trúng nhà em Zeynab, cả nhà 17 người chết hết, riêng em nát chân phải, phải đưa vào bệnh viện cưa đến đùi. Em được một tổ chức thiện nguyện cuả chị Heather Mills McCartney quyên góp được tiền cuả dân, đưa sang Mỹ đă gần 1 năm nay, và lần đầu tiên em đă tập bơi được bằng cái chân giả, mà trước khi mất cái chân thật, em chưa bao giờ biết bơi. Nh́n thấy 2 giống dân âu yếm ôm nhau trong tay, nhất là khuôn mặt xinh tươi cuả bé gái, tôi thật sự xúc động.


 

 Ông Già
 guest

 REF: 39034
 08/16/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
CHUYỆN KINH DOANH BUÔN BÁN XỨ MỸ

Tôi thấy ở xứ này, chuyện buôn bán nó phát triển mạnh mẽ nhờ kỹ thuật kinh doanh và vốn liếng cũng có, nhưng nổi bật nhất là nhờ cách đối xử với khách hàng.
Ḿnh vưà bước vào cưả tiệm, nếu nhân viên bán hàng ở không, thấy ḿnh, là họ nhào tới: họ chào, hỏi thăm sức khoẻ, cứ như thể "quen nhau từ kiếp trước!" C̣n mua hay không , là chuyện khác. Nhiều khi ḿnh vào "coi chơi" mà "mua thiệt."
Tôi nhớ năm đó về Hà nội, vào tiệm sách quốc doanh ở phố Tràng Tiền. Chỉ có một em, đứng sau quầy hàng đang cười nói huyên thuyên với cái điện thoại. Tôi chờ 1, 2 phút, chẳng thấy ai tiếp. Sau cùng, tiến đến, nói đại, "Tôi xin lỗi, ở đây..." th́ bị ngắt lời với 2 chữ cộc lốc, "Chờ tư!"
Tôi cảm thấy như bị xua đuổi, th́ bước ra, và không bao giờ trở lại nưă.


 

 Ông Già
 guest

 REF: 39052
 08/16/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
CẢ NƯỚC MỸ SÔI ĐỘNG TRỞ LẠI...

Sinh hoạt cuả cả nước Mỹ sẽ sôi động trở lại trong vài tuần lễ sắp tới, khi muà “Football” bắt đầu khai diễn. Có thể nói, hàng trăm triệu dân Mỹ, đều dự phần vạ môn thể thao truyền thống này, già , trẻ, giàu, nghèo, trai,gái, đen, trắng, đỏ, vàng, hầm bà làng xáng cấu, tất cả xô nhau, chen chúc nhau, bất chấp nắng mưa tuyết băo, từ ngoài trời cho đến trong nhà, từ sáng sớm đến tối khuya…, tất cả say mê cuồng nhiệt theo dơi “Football”.
Tất cả phần c̣n lại cuả thế giới đều không thể hiểu tại sao dân Mỹ mê “Football” đến như thế, mê đến mức độ cuồng tín. Qua “Football”, tôi nh́n thấy rơ bản chất cuả người Mỹ là chỉ nh́n về phiá trước, đạp đổ tất cả những chướng ngại trên bước đường tiến lên phiá trước, miễn là chung cuộc mang được trái bóng vào “vùng cuối” (end zone) để ghi điểm. Cũng v́ thế, mà có người cho “Football” là môn thể thao tàn bạo nhất, so với bất cứ môn thể thao nào khác, kể cả đấm đá. Nói như vậy, không có nghiă nó là môn thể thao cuả những người “vai u thịt bắp”, mà c̣n phải là những con người cực kỳ thông minh và can đảm nưă. Nh́n bề ngoài, những cầu thủ Football vốn đă to cao, lại mặc quần áo độn lót bên trong để pḥng chấn thương, nên lại càng khổng lồ, có người nặng cả vài trăm kí lô. Các bạn cứ tưởng tượng hai khối thịt như thế, từ xa xả hết tốc lực đâm xầm vào nhau, th́ sao đây. Người b́nh luận trận đấu, khi thấy hai "con trâu nước" húc vào nhau, th́ la hét, "What a hit!" (Cú húc thật tuyệt vời!). C̣n khán giả th́ nồng nhiệt tán thưởng, trong khi cả hai anh xụ lại thành một đống, quằn quại trên sân cỏ! Có một lần tôi đi xem Football trên sân , chỉ nghe tiếng họ chạy, rung chuyển cả đất bên dưới, rồi húc vào nhau, đă phải uốn người né tránh, để khỏi bị tiếng gió nó đè ḿnh tan xương nát thịt.
Vậy mà người Việt ḿnh cũng có anh dám chơi với Mỹ đó! Kỳ sau, tôi xin kể về anh Nguyễn Đạt, mà dân Mỹ bên này gọi ngược là Dat Nguyen, cũng là một thần tượng cuả giới hâm mộ người Mỹ.


 

 Ông Già
 guest

 REF: 39144
 08/18/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Anh Nguyễn Đạt, bên Mỹ gọi là Dat Nguyen, sinh ngày 25 tháng 9 năm 1975, tại Đảo Guam, trên đường đi định cư tại Mỹ, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên chơi cho Liên Đoàn Football Quốc Gia Mỹ (National Football League, gọi tắt là NFL). Anh cao l.8 mét, nặng 110 kg. Cũng như hầu hết các vận động viên Football Mỹ đều xuất thân từ các trường đại học, Đạt chơi cho Trường Đại Học Texas A&M. Năm 1998, anh đoạt 2 giải thưởng cao quư toàn quốc Mỹ nhờ thành tích xuất sắc cả về thành tích học lẫn thành tích thể thao.
Trong muà bóng 2003, anh không vắng mặt bất cứ trận thi đấu nào, trong vai tṛ một linebacker, tức là cầu thủ có nhiệm vụ … pḥng thủ bằng tấn công, hay tấn công để pḥng thủ th́ cũng vậy! Nói nôm na, là anh phải t́m ra đối thủ nào có ư định tấn công phe ḿnh, để quật ngă ngay hắn, và anh đă thành công như vậy liên tiếp 121 lần trong đời cầu thủ. Nói th́ đơn giản, nhưng cứ tưởng tượng, với chiều cao và cân nặng như anh, quật ngă được những “con trâu nước” khổng lồ, rơ ràng là không phải chỉ cần sức mạnh, mà c̣n ḷng can đảm và trí thông minh nưă.
Vậy trong muà bóng sắp tới, mời các bạn theo dơi các trận đấu cuả đội Dallas Cowboys, th́ nhớ để ư cầu thủ mang số 59 với tên Nguyễn in trên lưng!


 

 Ông Già
 guest

 REF: 39145
 08/18/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Nuớc Mỹ này c̣n có một anh Đạt thứ hai để tôn thờ. Đó là anh Phan Tiến Đạt, mà người Mỹ cũng goị ngược là Dat Phan. Tiến Đạt sinh năm 1975 tại Sàig̣n. Anh theo mẹ di cư đi Mỹ, và trải qua hầu hết tuổi thơ ấu trong cảnh nghèo mạt rệp. Anh lớn lên tại thành phố San Diego, bang California, ngày nhỏ học Trung học West Hills tại Santees, California.
Sau khi nước Mỹ bị tấn công ngày 11 tháng 9, trong đó hai toà tháp cuả Trung Tâm Thương Mại Thế Giới (World Trade Center) ở New York bị phá huỷ, anh bỗng cảm thấy cuộc sống là ngắn ngủi, và bắt đầu ṭ ṃ xem có nên bắt tay ngay vào một sự nghiệp nào không.
Thế là anh dọn đi Los Angeles, một thời gian lấy nhà là chiếc xe cũ kỹ. Một đêm kia, anh c̣n bị kẻ gian dí súng vào để cướp cuả, nhưng cũng chẳng mất ǵ, v́ đêm đó anh đến đây để sáng hôm sau dự thi Tấu Hài do hệ thống truyền h́nh NBC tổ chức, trong túi chỉ có mấy dollar để sống cầm hơi với bánh lạt, nước lạnh, và ḿ gói.
Rồi anh dần dần thấy ḿnh là một trong 5 thí sinh chung kết c̣n lại cuả buổi thi, và đến ngày 5 tháng 8 năm 2003, Tiến Đạt đă được tiếp ruớc trọng thể để đón nhận tước hiệu Danh Hài Vô Địch toàn quốc Mỹ, đánh bại tất cả các danh hài lẫy lừng bao lâu nay cuả Mỹ như Ralphie May, Rich Vos, Cory Kahaney và Toss Drake!


 

 Ông Già
 guest

 REF: 39150
 08/18/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tôi được nghe rất nhiều người làm chính trị nói, “Con người là vốn quư, … “ nhưng thú thực cũng théc méc, không biết người ta có nghĩ như họ nói, hay nói như họ nghĩ không, hay ḿnh ngờ vực bậy.
V́ vậy, cho chắc ăn, quay sang nói chuyện súc vật vậy, gần nhất là loài chó mèo. Nghe nói lúc này ở Việt Nam cũng có nhiều người nuôi chó cảnh, cũng có những pḥng thú y chăm sóc chưă trị tắm rưả chó mèo…nhưng chắc cũng không đến mức miả mai như ở xứ Mỹ này, khi người ta gọi đích danh chó là “người bạn tốt nhất cuả người” (Man’s best friend)! Có lẽ ở đây người ta quư chó hơn, một phần là v́ bản tính người Mỹ cô độc, xă hội vật chất quá, thiếu t́nh người th́ lấy t́nh chó thế vào. Tại nơi tôi sống, có rất nhiều “nhà giữ chó”, v́ đi làm từ sáng sớm đến tối mịt, lấy ai cho chó ăn, c̣n th́ giờ đâu dẫn cho đi chơi, đi … iả, nói chi tắm gội, chải chuốt, tiả lông cho nó.Mỗi buổi đi gởi chó, ít nhất cũng tốn khoảng 10 đến 20 đô, người nghèo thấy th́ chua sót. Trên TV, cũng xem những cảnh các bà các cô thút thít đứng xem các bác sĩ phẫu thuật chó, cũng chích choác, cũng gây mê, cũng chụp dưỡng khí vào mơm. Cũng trên TV, có chiếu những pha cảnh sát thuộc ngành Kiểm Thú (Animal Control Cop) đến c̣ng tay những người nuôi thú nói chung, mà không săn sóc đầy đủ cho chúng, với tội danh minh bạch là “tàn ác đối với súc vật” (animal cruelty), mà h́nh phạt là tù giam và phạt tiền!
Ông Già cám cảnh th́ viết như vậy, chứ thâm tâm vẫn thèm món rựa mận quá chừng. Tháng rồi, có người bạn từ Việt Nam qua, mang biếu một hộp rưạ mận nấu sẵn, đóng hộp plastic, bên ngoài ghi “thịt dê cổ truyền”, may mà thoát khỏi được những con mắt cú vọ cuả bọn “không quan” Mỹ!


 

 Ông Già
 guest

 REF: 39154
 08/18/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Điện thoại di động (cell phones) đang được sử dụng ngày càng nhiều trên thế giới, và đă bắt đầu trở nên một vấn đề nan giải, v́ khó tránh được bị lạm dụng, như cười nói bô bô nơi công cộng, lái xe gây tai nạn, ồn ào chốn trang nghiêm... Cách đây ít lâu, đọc báo Việt Nam c̣n nghe tiếp viên hàng không bị hành khách đánh, v́ bị cấm dùng điện thoại trong khi máy bay cất cánh hay hạ cánh.
Không biết rồi đây sẽ có những luật lệ ra sao để giới hạn bớt những rắc rối này, mà vẫn bảo đảm quyền tự do ăn nói đây?
Bên Mỹ có một số tiệm hớt tóc yết bảng, mỗi lần khách hàng dùng điện thoại, cưả tiệm sẽ "chạc" thêm 5 đô vào tiền hớt tóc, ai không chịu th́ xin mời đi nơi khác. Rút cuộc những tiệm này lại hốt bạc nhờ có nhiều khách ghét điện thoại đến chiếu cố, cộng thêm số khách hàng choai choai bằng ḷng cho tính thêm 5 tiền!
Kết luận: Không có luật lệ nào có thể giải quyết được hết những tệ nạn xă hội, trừ khi ai cũng tự giác!


 

 Ông Già
 guest

 REF: 39156
 08/18/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Chờ măi, không được nghe các bạn nối tiếp thêm một nhịp từ bên kia, tôi xin trích đăng từ bên đó vậy:

"Gương mặt tiêu biểu của học sinh Việt Nam tại Mỹ"

Có tên trong danh sách 100 học sinh xuất sắc nhất nước Mỹ, được nhận phần thưởng của Tổng thống Bush, Đỗ Hoài Anh là gương mặt tiêu biểu của lưu học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Khi được hỏi về thành tích học tập này, cô gái xinh xắn Đỗ Hoài Anh, nhà ở làng quốc tế Thăng Long nhỏ nhẹ: “Em luôn quan niệm học không phải để lấy thành tích, mà học để chiếm lĩnh tri thức ở nước có nền khoa học cao như Mỹ. Em học trước hết là do chính bản thân và sau đó là khát vọng chứng tỏ năng lực học tập của người Việt ḿnh”.

(Trích duhoc.vnn.Việt Nam từ Việt Nam)


 

 Ông Già
 guest

 REF: 39221
 08/19/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Viết để thân tặng dân nhậu bên nhà:

Tin cuả AP ngày 19/8/2004
Từ Hồ Baker, bang Washington – Khi nhân viên Sở Quản Lư Hoang Thú gần đây phát hiện có một con gấu đen lảng vảng đến khu cắm trại bên Hồ Baker, họ thấy có tang vật tại hiện trường là cả chục lon bia rỗng.
Th́ ra con gấu đă mở được thùng ướp lạnh cuả dân đi cắm trại, và dùng móng nhọn khui bia ra uống. Nhưng nó chỉ uống bia hiệu Rainier, c̣n hiệu Busch th́ uống thử một lon rồi chê hiệu này. Tính ra, con gấu đă nhậu hết 36 lon Rainier.
Nhân viên t́m cách đuổi nó đi, nhưng nó leo lên cây và ngủ trên đó 4 tiếng dồng hồ, v́ xỉn quá. Sau cùng, tỉnh giậy nó mới chịu đi, nhưng hôm sau lại về nưă.
Nhân viên lần này phải dùng bẫy, có mồi là bánh ngọt, mật, và … 2 lon bia Rainier đă khui sẵn. Họ bắt được và chở nó trên xe đi chỗ khác.
Trung sĩ Heinck cuả Sở Hoang Thú nói, “Gấu uống bia không lạ, nhưng c̣n biết kén chọn, th́ quả là bợm nhậu.”


 

 tbv
 guest

 REF: 39259
 08/19/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Lúc này bận rộn với công việc nên không rảnh góp ư vào tiết mục này. Vả lại mổi lần viết tiếng Việt tôi rất ngại v́ không biết có đúng không ( ie: Kỷ niệm & Kỉ niệm )....


Người nước tây phương thường có tinh thần thể thao rất cao, những lúc coi American football hay Australian football , rugby etc tôi thường nói với các bạn tôi : " Bà mẹ nó , nếu VN ḿnh chơi kiểu này chắc có lẻ trọng tài phải can suốt buổi v́ đánh lộn nhau " . Huấn luyện viên được coi như người quyết định toàn bộ trong đội , và các vận động viên phải tuyệt đối tuân theo quyết định của người này. Trước khi thi đấu th́ rượu ko được uống, đàn bà ko được ôm.Các cầu thủ VN có làm được như vậy ko ???

Ông già ơi, tôi rất đồng ư với ông về chuyện một cô bán hàng phục vụ ko tốt ở Hà Nội... Tôi sống ở nước ngoài , nên rất hiểu về chuyện này , những người buôn bán nước ngoài thường nói với nhân viên: " Customers are always right " hoặc là: " Our wages are paid by customers etc.. " , nhưng mà thôi đây chỉ là chuyện nhỏ ko đáng nói... Đến như những cơ quan lớn đại diện cho cả nước c̣n coi khách hàng ko ra ǵ.. chẳng hạn như VN Airlines, hệ thống làm viêc tŕ trệ ở phi trường ( Xin miển bàn về vấn đề an ninh v́ đây là chuyện an toàn cho tất cả mọi người )

Tôi ko biết cách chọn nhân viên phục vụ của VN thế nào??? Có đủ tiêu chuẩn mới được chọn hay là v́ có quen biết hoặc là người thân của những người có chức vị... Phải chăng đây là quốc nạn mà dân tộc ḿnh phài chịu ...

Ông già thân, tôi là một người thuộc thế hệ thứ 2 sau 75 và đă chứng kiến được những ưu và khuyết điểm của cả hai chế độ và được may mắn được hấp thụ được cả hai nền văn-hoá Đông-Tây . Tôi rất ghét bàn về chính trị ( Politics is sucked ) v́ tôi ko muốn biết đến những chuyện này
Đánh máy những gịng chữ VN là một cực h́nh cho tôi, tuy nhiên tôi sẻ cố gắng dùng những bài viết này để gói ghém tâm t́nh của ḿnh đến với tất cả các bạn trong và ngoài nước.

Mổi lần về VN chơi, tôi phải đi qua Singapore Airline v́ đă quá chán ngán về cung cách phục vụ khách hàng của hảng hàng không VN. Nếu bạn nào có dịp đi thường, nên so sánh cách phục vụ như thế nào.

Du khách thăm VN mang đến một nguồn lợi tức ko nhỏ. Và đặc biệt là VK . Tôi thấy ở phi trường TSN , h́nh như VK bị kỳ thị so với khách nước ngoài . Mặc dù bây giờ tệ nạn hối lộ ở phi trường TSN đă giảm ( Hay là nó đă biến thái tinh vi hơn????? ) nhưng liệu cách đối xử với khách hàng như thế này có giữ được khách hàng hay ko???. Ông Già có trở lại quán bán hàng ở Hà Nội hay ko ????

Vài hàng tâm t́nh đến với các bạn trong và ngoài nước

TBV


 

 tbv
 guest

 REF: 39317
 08/20/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Hôm nay ngày cuối tuần được rảnh rổi tôi xin kể chuyện vui về tổng thống George Bush ở Mỹ...
Sau khi chiến tranh ở Irag chấm dứt. Tổng thống Bush mở một cuộc họp báo với các phóng viên và nói sơ luợc về những thắng lợi đă đạt được của khối liên kết Mỹ, Úc, Anh v.v...
Đến giờ đặc câu hỏi. Phóng viên A:

... Where is weapon of mass destructions ?
... Where is Bin Laden ?
... Where is Sadam Hussein ?

Bush lúng túng chưa trả lời được, th́ may mắn sao người bảo vệ cho biết là đến giờ nghĩ giải lao 15 phút....

Khi cuộc họp báo bắt đầu lại , th́ có người phóng viên B đặt câu hỏi.....

.... Where is weapon of mass destruction ?
.... Where is Bin Laden ?
.... Where is Sadam Hussein ?
Và lần này anh phóng viên B đặt thêm một câu hỏi:

.... Where is the reporter A ?????


 

 tbv
 guest

 REF: 39318
 08/20/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Xin đính chính lổi chính tả " IRAQ thay v́ IRAG "

 

 Ông Già
 guest

 REF: 39389
 08/21/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
TÔI ĐI CHƠI CÔNG VIÊN...

Ở Mỹ cũng như ở Việt Nam (nghe nói), người ta đă qui hoạch ra những vùng thiên nhiên rộng lớn gọi là "công viên quốc gia" (national park) để dân chúng và khách du lịch đến thưởng ngoạn cảnh đẹp và t́m hiểu những di tích lịch sử, văn hoá, vưà giải trí, vưà học hỏi, vưà tạo điều kiện phát triển kinh tế...
Ở đây, tôi không có ư mô tả chi tiết về "Công Viên Quốc Gia Rocky Mountain National Park", cách xa nơi tôi sống khoảng 150 km đường xa lộ cao tốc (khoảng 2 giờ lái xe), ở độ cao khoảng 4.000 m so với mặt biển, mà chỉ kể lại một nét sinh hoạt làm tôi phải cau mày suy nghĩ. Đó là cảnh một chuỗi người đứng xếp hàng, trẻ già trai gái nối đuôi nhau, kiên nhẫn. Th́ ra họ đang xếp hàng chờ đến lượt để xếp ... tờ dollar nhét vào những khe trên một cái hộp plastic trong suốt, gồm nhiều ngăn. Ai bảo "xài tiền sang như Mỹ" th́ hoàn toàn sai, nhưng đối chiếu với người Việt ḿnh, th́ họ keo kiệt hơn nhiều, một xu cũng tính toán. V́ thế, có những cưả hàng bách hoá mang tên "99 xu" là nơi chỉ bán những món không quá 99 xu!
Tôi cũng xếp hàng để lấy cảm giác, thử liếc mắt thật lẹ nh́n quanh, không thấy ǵ khác lạ, mà ai ai cũng cứ thản nhiên làm chuyện "cúng cô hồn" này, chẳng cần ai khen, ai cảm ơn. Thực ra, họ đang trả ơn cho cái công viên mang lại cho họ những phút giây thoải mái, nên mỗi ngày công viên chỉ có đẹp hơn lên.


 

 Ông Già
 guest

 REF: 39526
 08/23/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Một linh mục chánh xứ được vinh danh trong một buổi họp mặt đánh dấu 29 năm ông được cử đến giáo xứ. Người ta chọn một chính khách, cũng là một trong số tín hữu, đến để chủ tŕ buổi họp mặt với một bài diễn văn ngắn, nhưng ông này kẹt xe, không đến đúng giờ dược, nên vị linh mục xin ngỏ vài lời trong khi chờ đợi.
“Như quư vị đều biết, những lời xưng tội cuả con chiên đều phải giữ kín. Tuy nhiên, tôi có một ấn tượng to lớn khi nghe lời xưng tội lần đầu tiên tại đây, nên chỉ xin nói sơ qua sự việc. Khi mới đến nhậm chức 29 năm trước đây, tôi cứ tưởng điạ phương này là một nơi kinh khủng lắm. Con chiên đầu tiên đến xưng tội nói ông ta đă ăn cắp một máy vô tuyến truyền h́nh cuả hàng xóm, đă chôm nhiều tiền cuả cha mẹ, đă biển thủ nhiều tiền cuả công quỹ, đă ngoại t́nh với vợ bạn, đă chích choác ma tuư, và truyền bệnh phong t́nh cho vợ…Tôi nghe lời xưng tội th́ bàng hoàng…
Nhưng ngày tháng trôi qua, tôi mới biết điạ phương này không tệ như tôi tưởng, v́ thực ra có quá nhiều vị lương thiện và đầy t́nh người…”
Khi vị linh mục vưà dứt lời, th́ ông chính khách cũng vưà tới, và tha thiết cáo lỗi đến trễ, nên bước ngay đến bục giảng để bắt đầu bài diễn văn đă soạn sẵn. Ông nói:
“Tôi không bao giờ quên được ngày Cha đến đây nhậm chức lần đầu tiên. Thật vậy, tôi đă có vinh dự là con chiên đầu tiên đến xưng tội cùng cha.”

Mấy ông chính khách Mỹ được dân Mỹ nh́n như thế, không biết bên Việt Nam có thế không, thưa các bạn?!


 

 Ông Già
 guest

 REF: 39640
 08/24/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Trong thời gian gần đây, câu chuyện lá cờ Việt Nam đă trở thành chuyện đấu đá giưă những người Việt với nhau. Đó chỉ là bề ngoài, v́ người ta vẫn bảo dân tộc Việt Nam ḿnh hiếu hoà. Mà nói cho cùng, người dân nước nào chẳng hiếu hoà ? Vậy ai đánh ai đây, mà chuyện ầm ĩ như vậy? Từ ngàn xưa, lịch sử chứng minh rằng nước ḿnh chỉ hoà b́nh khi bị ngoại bang nó đô hộ, v́ nó không cho ai đánh nhau, để tụi nó rảnh tay khai thác ḿnh. Nên hết đô hộ th́ lại đánh nhau!
Th́ ra chỉ có một thiểu số hoạt đầu nhân danh mấy chục triệu dân muốn đánh nhau, đánh đến cùng, đến giọt máu cuối cùng để giành lấy cái quyền được thống trị người dân! Đánh nhau đă đời trên mảnh đất chữ S, th́ kéo nhau sang biên giới, sang lân bang đánh nưă, thậm chí vượt qua cả đại dương để đánh nhau ! Người dân thường như bạn, như tôi, như chúng ta tự hỏi, giả sử như chúng ta cùng bằng ḷng có một lá cờ đi, th́ liệu hai phe hoạt đầu có hết đánh nhau không? Tôi không tin là chúng sẽ hết đánh nhau, ngày nào chúng chưa biết thế nào là yêu quê hương.
Nh́n vào những thế hệ trẻ Việt Nam, ở hải ngoại cũng như ngay trong nước, tôi mới thấy nhen nhúm được niềm hy vọng.
Các bạn yêu quê hương ḿnh, nghĩ sao?


 

 Ông Già
 guest

 REF: 39677
 08/25/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
CÓ ĐÚNG LÀ NGƯỜI VIỆT M̀NH CÓ TÍNH THÙ DAI KHÔNG, CÁC BẠN?
Không!
Trải mấy ngàn năm lịch sử, nước ta nhỏ bé, chịu đủ mọi đau đớn ê chề dưới sự khống chế cuả kẻ mạnh... Trong lịch sử cận đại, làm sao kiểm điểm được những tàn phá cuả B-52 và B-40, cuả AR-15 và AK-47, cuả M-41 va T-54… ?Ai làm ra những thứ đó? Ai đem dùng những thứ đó? Và ai lănh đủ những thứ đó?
Vậy mà chúng ta có thù chúng nó đâu? Chúng ta vẫn “hữu nghị” với tất cả! Gần đây, tin tức chính thức cho biết mỗi năm chúng ta gởi khoảng 20.000 thanh niên ưu tú sang học hành tại nhiều nước, giao lưu với tất cả cựu thù, thắm thiết là đàng khác. Kết quả thấy ngay là dân ḿnh đă dễ thở hơn.
Đó là chuyện chúng ta với chúng nó, coi như xong.
C̣n chuyện chúng ta với chúng ta, bao giờ mới giải quyết được?
Tôi nghĩ tất cả chúng ta đang có cùng một câu trả lời trong đầu, mà chẳng cần nói ra!
Trước sau ta cũng làm được, nhưng vẫn mong nhịp cầu bên đó làm cho êm ả, và nhịp cầu bên này đừng “learn it the hard way”!


 

 tbv
 guest

 REF: 39755
 08/26/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
It is difficult for me to realise how much trouble I may have caused to your end. I am not a writer but in fact can be classified as a scientist and I do not try to spread any propaganda for any group but to write from what I feel from my heart. As I mentioned before I am of the 2nd generation of Vietnamese people after 1975. Hate what I see from both sides of polictics...

A dreamer I may be but why should I not be for the better future of VN ...

I just wonder how much my children know about VN and its people and how much the younger generations of Vietnamese people living in VN know about VN history...

Perhaps you may be wrong to think that by pointing out the weakness of the service sectors in VN ( ie Vietnam Airlines ) is to destabilise the VN government . My intentions are only to see better services . Looking at VN neighbouring countries like Singapore, Malaysia, Thailand , China over the past 30 years I feel that there is a lot to be done in VN

" Glass half empty " or " glass half full " depending on how you look at a paricular problem . My constructive comments may be " destructive " at the other end after all

Hopefully one day we may speak freely without any boundaries in our hearts Please do not count me as an enemy but a true friend in any context. I am sorry that I have to write this in Enlish because I am in a hurry at work

TBV


 

 Ông Già
 guest

 REF: 39760
 08/26/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Dear TBV and other friends elsewhere:

 

 Ông Già
 guest

 REF: 39761
 08/26/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Dear TBV and Friends elsewhere:
Thank you very much for taking the time to read my consecutive postings on this website. I am writing this open letter to you in the hope that some other Vietnamese of your generation, who are also living elsewhere abroad, will happen to read this, too.
As you may have felt, I hate politics, because it means, to me, mere deception, which is not and never my nature. But I feel very disturbed, even outraged, every time I come across the net and read about the nonsense of promoting hatred among the Vietnamese ourselves. I have lived a great portion of my life on the land where I had no choice but wasting the golden times of my young years for the war. I had seen enough killings and destructions, and suffered enough myself. I am looking forward to the day when the younger generations of Vietnamese, both at home and abroad, will realize that enough is enough. Let you join your hands and your hearts to start it over again, from ruins and shame, but with hope for a brighter future for all.


 

 Ông Già
 guest

 REF: 39762
 08/26/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tôi xin phép viết thơ trên bằng tiếng Anh, gởi bạn TBV và một số bạn trẻ hải ngoại khác ở thế hệ sau tôi. Xin các bạn không đọc tiếng Anh tha lỗi, và xin dịch lại sang tiếng Việt nội dung thư trên:
Tôi xin cảm ơn các bạn đă bỏ th́ giờ đọc những bài đăng liên tiếp cuả tôi trên trang mạng này. Tôi viết thư ngỏ này cho bạn trong niềm hy vọng sẽ lọt vào mắt một số bạn hải ngoại khác cùng thế hệ với TBV. Rất có thể như các bạn đă cảm thấy, tôi thù ghét chính trị, v́ đối với tôi nó chỉ là một sự lường gạt, không bao giờ là bản chất cuả tôi cả. Nhưng tôi cũng cảm thấy bực rọc, thậm chí phẫn nộ, khi thỉnh thoảng vẫn gặp trên mạng những cổ vơ cho hận thù giưă những người Việt chúng ta. Tôi đă sống phần lớn cuộc đời, chỉ là để phí phạm những năm tháng vàng son cuả tuổi trẻ trong chinh chiến. Tôi đă chứng kiến đủ những giết chóc và tàn phá, và bản thân cũng khổ đủ rồi. Tôi mơ ước sẽ đến ngàycác bạn cuả thế hệ trẻ sẽ ư thức được rằng như thế là quá đủ rồi. Đă đén lúc các bạn hăy nối ṿng tay và con tim để khởi sự lại từ đầu, từ hoang tàn và tủi nhục, nhưng trong hy vọng cho một tương lai tươi sáng hơn cho tất cả.
Thân ái,


 

 VietQueToi
 member

 REF: 39768
 08/26/2004

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Topic này tôi đọc thấy hứng thú lắm.

 

 Ông Già
 guest

 REF: 39793
 08/27/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
TA LÀM CHƯA ĐƯỢC, V̀ TA NGHÈO!

Khi ta không làm, hay chưa làm được chuyện mà lẽ ra phải làm, ta thường bào chưă, V̀ TA NGHÈO. Thật là một lư luận tuyệt vời để chúng ta cùng “ăn no ngủ kỹ”, v́ trước sau ǵ ta cũng hết nghèo! Có ǵ đâu mà phải ồn ào?!
Đó là cảm nghĩ cuả tôi, gói gọn trong một đề tài hoàn toàn phi chính trị, như chuyện giáo dục cho trẻ em, những mầm non cuả tương lai, đang gây sôi nổi trên đất Mỹ, nhân muà tựu trường sắp đến trong vài ngày nưă.
Trong tinh thần cuả Nhịp Cầu VN, tôi xin mời các bạn thử nh́n sang sinh hoạt thời sự nuớc ngoài.
Ở đâu cũng vậy, tiền được rót từ ngân sách trung ương xuống điạ phương, rồi đến tay các trường, để trả lương cho thày cô giáo và tu bổ trường ốc, sắm sưả học cụ. C̣n tiền là bao nhiêu, phân bổ như thế nào, chi tiêu ra sao, xin mời các bạn cùng đọc.
Các trường phổ thông bên Mỹ đang triển khai một phương thức mới để phân bổ tiền cho các trường theo công thức “Hệ số học sinh” (Weighted Student Formula). Công thức này được phát minh tại Canada, và đang áp dụng thành công cho thành phố Seattle thuộc bang Washington, ở miền tây bắc Mỹ.
Theo công thức này, mỗi em học sinh đến học tại một trường là mang đến cho trường này một số “tiền gốc” do trung ương đổ vào cho một năm học, coi như là hệ số 1 cho một em thuộc gia đ́nh trung lưu, có Anh ngữ là tiếng mẹ đẻ. Những em thuộc thành phần gia đ́nh lợi tức thấp, được tính thêm một hệ số khác. Tương tự, những em thuộc thành phần di dân, kém tiếng Anh, hay tàn tật, bị dị tật…th́ lại được cho thêm những hệ số cao hơn nưă. Các em càng thuộc thành phần thiệt tḥi, càng được hệ số cao hơn.
Lẽ dĩ nhiên, điều kiện kinh tế mỗi nước một khác, nhưng ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến những nguyên tắc sử dụng đồng tiền, mà giàu hay nghèo th́ cũng phải biết.
Công thức hệ số này đưa đến kết quả là một trẻ em dù thuộc thành phần nào cuả xă hội, dù sinh sống ở đâu, dù nguồn gốc khác biệt, đều có những điều kiện phát triển như nhau.
Liên hệ đến VN, phải chăng chúng ta cũng có những điểm tương đồng, như cũng có những thành phần xă hội khác nhau, cũng có những miền đặc thù khác nhau trải dài từ Nam ra Bắc, nhu cầu khác nhau cho công tác giáo dục?
Trong những bài tới, tôi sẽ xin trở lại với những dữ liệu cụ thể.
Thân ái,


 

 Ông Già
 guest

 REF: 39794
 08/27/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Một kết quả nưă cuả việc áp dụng “công thức hệ số học sinh” là tác dụng tâm lư to lớn cuả nó, mà quan trọng nhất, là phân bổ tài nguyên, không có nghiă là chúng ta hăy cùng nghèo như nhau, chưa kể những kết quả cụ thể là học đường sẽ ư thức được rơ hơn vai tṛ cuả ḿnh trong việc đào tạo những thế hệ tương lai, cần thiết cho phát triển đất nước.
Tôi xin tạm ngưng thuyết lư để tŕnh bày những dữ liệu cụ thể về trường hợp những trường phổ thông ở thành phố Seattle.
Tại đây, số tiền căn bản cho đầu học sinh trong một năm (ở hệ số 1) là 2.616 dollars. Theo điều tra và nghiên cứu, thành phố này có những em học sinh được cấp hệ số cao đến 9,2, nghiă là sẽ được trung ương rót xuống mỗi em 9,2 x 2.616 đô = 24.067 đô/năm.
Vậy ngân sách cuả trường sẽ tính được ra ngay. Trung ương cứ rót về bấy nhiêu để cho điạ phương hoạt động.
Xin các bạn đừng miả mai tôi khi nh́n vào những con số cuả dữ liệu, cho là không tưởng đối với hoàn cảnh kinh tế cuả Việt Nam, v́ tôi chỉ muốn nói đến nguyên tắc phân bổ tài nguyên. Cũng xin các bạn đừng nghĩ là tôi dạy đời hay dạy ai làm kế hoạch, v́ kiến thức rất hạn hẹp, nói ra chỉ để tỏ ḷng nghĩ đến quê hương, để bớt uất nghẹn cho những bào chưă, như “chúng ta chưa làm được, v́ chúng ta c̣n nghèo.”
Thân ái


 

 Ông Già
 guest

 REF: 39795
 08/27/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Về trường hợp các trường phổ thông ở Seattle, tôi xin tŕnh bày kết quả trước mắt về việc áp dụng “công thức hệ số học sinh” qua nguyên tắc phân bổ tài nguyên cho công tác giáo dục:
Tại những vùng đă phát triển mạnh cuả dân nhà giàu, ngân sách trung ương rót xuống điạ phương đă giảm, trong khi sĩ số học sinh trong mỗi lớp cứ tăng. Nói khác đi, nhà nước tiết kiệm được không biết bao nhiêu tiền bạc.
Trong khi đó, tại những vùng kém phát triển cuả dân nghèo, th́ ngược lại, ngân sách trung ương rót xuống nhiều hơn, sĩ số học sinh giảm xuống (nâng chất lượng giảng dạy lên cao), tạo ra nhu cầu giáo viên và chuyên viên to lớn hơn, công ăn việc làm nhiều hơn, và tất cả cùng kéo nhau đi lên.
Về mặt tâm lư, những cha mẹ học sinh , vốn trước đây lơ là chuyện học hành cuả con cái, nay thấy “hồ hởi”, tham gia việc chung cuả quần chúng, đi đến “phát huy quyền làm chủ tập thể cuả nhân dân” mà không cần ḥ hét khẩu hiệu!
Thân ái


 

 Ông Già
 guest

 REF: 39841
 08/28/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
CÓ “NƯƠC MỸ” TRÊN BẢN ĐỒ THẾ GIỚI KHÔNG?

Các bạn đọc câu hỏi này có thể nghĩ tôi đang khùng điên mới hỏi như vậy. Nhưng nếu giờ này, bạn đang ngồi ở một phần đất nào đó bên ngoài lục điạ bắc Mỹ, nh́n sang chỗ tôi đang sống, sẽ thấy tôi không khùng chút nào cả.
Mỗi lần bước chân ra khỏi nhà, tôi gặp đủ mọi sắc dân khác nhau, đen trắng đỏ nâu vàng đủ cả. Riêng đen thôi, đă cả chục sắc độ khác nhau, từ hơi hơi đen, cho đến đen kịt; từ đen đầu tóc nhẵn thín đến đen mà râu ria xôm xoàm; …không anh đen nào giống anh nào cả, nói chi các màu da khác! Tất cả họ đều nói tiếng Anh, nhưng mỗi người một giọng, phải lắng tai nghe cho kỹ mới hiểu. Th́ ra đó là người Mỹ, đang sống trên mảnh đất gọi là nước Mỹ.
Tôi có rất nhiều bạn để lui tới thân thương, có người đến nhà họ mà tưởng chừng như đang ngao du trên thế giới. Có nhà bước vào, qua cách bày biện trang trí, thấy ngay như ḿnh đang lạc sang “kinh đô ánh sáng” thanh lịch; có khi tưởng chừng như đang sống ở sa mạc châu Phi hoang dại, hay đất Phù Tang cổ kính, hay Vạn Lư Trường Thành vĩ đại, hay Kim Tự Tháp huyền bí…..Tuy nhiên, nơi mà tôi thích thú hơn cả là làm sao bước vào nhà là … ngửi ngay được mùi nước mắm, pha lẫn mùi hương trầm ngào ngạt, là hương vị quê hương tôi, nơi tôi ra đời và chịu ơn để bụng.
Có điều lạ, là tất cả những con người này, trong đó có cả tôi, đều thoải mái, tự hào, vỗ ngực, nắm tay nhau, nhận nhau là người Mỹ, phục vụ cho tổ quốc thứ hai cuả chúng tôi, gọi là nưóc Mỹ!


 

 vidolaem
 member

 REF: 39847
 08/28/2004

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Dear Ông Già,
xin OG cho biết bên Mỷ có tất cả bao nhiêu sắc dân sinh sống,
bên xứ ÚC Đại Lợi(phát âm theo người Hoa là: ao ta lí a)có trên 125 sắc dân khác nhau và hàng ngày có đài phát thanh SBS special Broadcasting service cho phát thanh 60 mươi thứ tiếng khác nhau.dân số chưa đầy 18 triệu chia cho 6 tiểu bang, dân ở đây rất hănh diện với thành tích thể thao của ḿnh, nếu tính theo dân số, th́ có thể nói là dân ÚC chơi thể thao hay nhất trên hành tinh này,tài sản xứ này nếu đem chia đều cho mọi người dân th́ mổi đầu người ở ÚC sẻ được trên một tỷ Dollars.nếu có dịp xin được mời Ô G và tất cả các bạn ghé thăm xứ Kangaroo này một chuyến.


 

 Ông Già
 guest

 REF: 39868
 08/28/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
MỘT NƯỚC...KHÔNG GIỐNG AI!

Tại Mỹ, cứ 10 năm người ta lại kiểm tra dân số một lần để đếm xem có bao nhiêu người sống trên đất Mỹ. Mục đích kiểm tra là để biết về gia đ́nh, nguồn gốc chủng tộc, thu nhập, tuổi tác, v.v…Cũng căn cứ vào những thống kê này để tổ chức bầu cử, v́ số đại biểu quốc hội tỷ lệ với dân số cuả từng bang. Chính phủ liên bang th́ cần những thống kê này để thiết kế nhu cầu công ăn việc làm, xây xa lộ liên bang, lập công viên, bệnh viện…C̣n chính phủ tiểu bang cần thống kê để thiết kế mở trường học, xây đường xá nội bang, bệnh viện, các dịch vụ cho người già, v.v…
Dân số Mỹ ước tính cho năm 2003 là 292 triệu người; trong đó da trắng chiếm khoảng 211 triệu; da đen 35 triệu; Á châu 10 triệu; Da Đỏ 2,5 triệu; La Tinh 35 triệu; c̣n lại là linh tinh. Về t́nh trạng gia đ́nh, có 57 triệu cặp vợ chồng; 48 triệu người độc thân; 20 triệu người ly dị; 14 triệu người goá...
Các con số về thành phần chủng tộc, tôi không thể xác định được, v́ riêng từ châu Á đă có vài chục sắc dân khác nhau, nói chi đến các lục điạ c̣n lại. Nhưng có điều lạ, là số ngôn ngữ sử dụng không nhiều như ở các nước khác, nên tôi rất ngạc nhiên khi nghe bạn VDLE nói về những buổi phát thanh cho 60 ngôn ngữ tại Úc, v́ ở Mỹ, cùng lắm là chỉ có những chương tŕnh truyền thanh và truyền h́nh bằng tiếng Tây Ban Nha cho dân La Tinh, như Mễ, Argentina, Venezuela…Một số các đài truyền h́nh điạ phương cũng tiếp vận các chương tŕnh giới hạn, nhưng hàng ngày, từ nhiều nước, trong đó có VTV4 cuả Việt Nam.
Tôi tŕnh bày những số liệu thống kê để các bạn có cơ sở đối chiếu, và cũng là biết thêm về đất nước…không giống ai này!
Cảm ơn các bạn đă đọc...


 

 Ông Già
 guest

 REF: 39892
 08/29/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
TƯƠNG LAI VIỆT NAM

Trong thế kỷ vưà qua, nhiều chuyện hoang đường cả ngàn năm trước, đă trở thành sự thực, như Đường Minh Hoàng Du Nguyệt Điện, Chú Cuội Lên Cung Trăng, Tề Thiên Đại Thánh...
Th́ cũng như chuyện Việt Nam ḿnh trở nên ngôi sao thứ 51 cuả lá Cờ Hoa...!
Ở thập kỷ 60, nước Philippines đă dấy lên một phong trào lập kiến nghị lấy cho đủ một triệu chữ kư, hay hơn nưă càng tốt, xin cho nước Phi trở thành bang thứ 51 cuả Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Giấc mơ cuả dân Phi không thành, v́ không hợp thời, và do tính thực dụng cuả người Mỹ.
Gần đây, Việt Nam đă hoàn toàn "đổi mới", như hai nước đă có quan hệ b́nh thường, đă cùng san sẻ nhiều quan tâm chung về ngoại giao, kinh tế, thương mại, quân sự,.... Trong khi đó, t́nh h́nh thế giới đă thay đổi hẳn th́ phải chăng đă đến lúc chúng ta có thể thả hồn trong một giấc mơ, trong bối cảnh nước Mỹ ... không giống ai, như tôi nói trong bài trước!


 

 Ông Già
 guest

 REF: 39967
 08/30/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
QUÔC NẠN

Theo dư luận mà tôi nghe được từ người Việt cả hải ngoại lẫn trong nước nghĩ về Việt Nam, thấy chê nhiều hơn khen, và lâu lâu cũng chỉ được khen vài điều hời hợt như lúc này cũng có pḥng trà ca nhạc, có khách sạn 3, 4, 5 sao, đường xá nhà cưả mở mang hơn nhiều… so với những năm đầu sau “giải phóng” , v.v… C̣n chê, nhất là từ hải ngoại, th́ bảo Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp đối lập, khống chế tôn giáo, cả nước sống vô luật pháp, xă hội tràn lan những tệ nạn…
Phải công bằng mà nói, tất cả những tệ nạn nói trên nước nào cũng có, chứ không riêng ǵ ở Việt Nam. Tuy nhiên, đó chỉ là những chuyện nhỏ nhất thời, bắt nguồn từ chuyện lớn triền miên là nạn “tham ô”, đă làm nổi bật những tệ nạn nói trên. V́ vậy, từ bên ngoài, khi người ta tổng kết sự việc th́ xếp Việt Nam đứng đầu thế giới về tham ô! Tất cả không ai chối căi được, kể cả những ngưới…đang tham ô cũng không thèm chối căi!
Hàng ngày, tôi vẫn đọc những báo trên mạng từ Việt Nam, và cũng hàng ngày, trên diễn đàn khiêm tốn NCD, cũng có những nhận định lẻ tẻ nhưng hăi hùng về những tệ nạn trên, chứng tỏ ai cũng biết!
Vậy vấn đề là giải quyết thế nào đây? Theo tôi, cái tội là do lớp người già (trong đó có tôi) gây ra, do những thói quen xấu, do tính ương ngạnh, bảo thủ, tham quyền, đạo đức giả, vẫn ù ĺ đ̣i dẫn dắt con cháu đi theo ḿnh, để “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên “con đường bi đát”, thay v́ tự nguyện xếp hàng phiá sau để hỗ trợ cho con cháu ḿnh đi! Chỉ có đàn con cháu này, với sức sống đang lên, với lư tưởng cuả tuổi trẻ, với kiến thức thâu lượm được nhờ khỏi phải cầm súng bắn giết nhau, mới t́m ra được phương thức giải quyết quốc nạn này. Những thế hệ trẻ Việt Nam, cả ở hải ngoại và trong nước, đă sẵn sàng chưa? Không lẽ cứ để bệnh này tiếp tục di truyền sang đời sau để ta tiếp tục ngồi chê bai, chỉ trích, châm biếm, cay đắng?


 

 Ông Già
 guest

 REF: 40015
 08/31/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Chỉ c̣n vài chục ngày nưă, đến ngày 2 tháng 11/2004 sắp tới, là đến ngày bàu cử tông tông và quốc hội xứ Cờ Hoa, và hàng triệu cử tri Mỹ sẽ lũ lượt kéo nhau đến các pḥng phiếu để làm nhiệm vụ công dân, trong đó có nhiều người Việt hải ngoại lần này cũng hăng hái tham gia, dĩ nhiên cả tôi nưă.
Trong khi chờ đợi, chúng tôi tranh thủ thời gian để thưởng thức những buổi truyền h́nh trực tuyến tŕnh bày sinh hoạt cuả hai đại hội đảng; Đảng Dân Chủ hồi tháng trước, và Đảng Cộng Hoà bước sang ngày thứ hai, hôm nay, 31 tháng 8.
Tôi nói thưởng thức, chứ không phải là theo dơi, v́ rất vui nhộn, cho tất cả mọi khán giả có mặt tại đại hội, và triệu triệu người xem truyền h́nh ở nhà, xem và nghe được nhiều pha cụp lạc, do những nhà biểu diễn chuyên nghiệp tŕnh bày. Họ là những chính khách tài ba lỗi lạc nhất cuả xứ này, cứ 4 năm một lần mới thực sự lên sân khấu.
Lần trước, Đảng Dân Chủ đưa ra những lập luận chứng minh quả trứng có trước con gà. Họ lập luận bằng logic cũng có, châm biếm cũng có, hài hước cũng có, thậm chí chửi xéo và chửi thẳng cũng có. Không nghe th́ thôi, chứ ngồi nghe th́ thấy họ đúng 100%, và ai nấy đều tin tuởng phen này ông Kerry lên làm tông tông là cái chắc.
Nhưng lần này, Đảng Cộng Hoà đang đưa ra lập luận chứng minh con gà có trước quả trứng. Dĩ nhiên, nghe đến đâu là tin tuởng đến đó, là quả thực con gà có trước, và phen này, chắc chắn ông Bush vẫn giữ được ghế ngồi thêm 4 năm nưă.
Điều dân Mẽo thích thú nhất là có người chửi chính phủ giùm cho ḿnh, chửi có tŕnh độ, chứ không phải theo kiểu hàng tôm hàng cá, chửi hết ḿnh mà không sợ ǵ. Chính phủ Mỹ, dù do đảng nào lănh đạo, cũng khôn tổ trác là cho dân chửi, th́ dân c̣n th́ giờ đâu mà chống?!
Các bạn có thể nghĩ đó là tṛ chơi dân chủ cũng được, để đối chiếu với sinh hoạt cuả đất nước các bạn; mà cho đó là … tṛ hề cũng được, v́ tất cả chúng ta đều có tự do, ít nhất là tự do suy nghĩ trong đầu ḿnh.
Trên đây là cảm nghĩ xuất thần cuả tôi, trong khi ngồi xem truyền h́nh, vưà xem vưà gơ bài này.
Cảm ơn các bạn đă đọc.


 

 Ông Già
 guest

 REF: 40061
 09/01/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Nhân chuyện đang sôi nổi trên đất Mỹ là cuộc tranh cử tổng thống, tôi lợi dụng cơ hội để phiếm luận ngắn ngủi và hời hợt về vai tṛ người đàn bà trong cuộc đời chính trị cuả mấy ông lănh đạo xứ này.
Tôi chỉ xin kể qua về một số các ông gần gần đây thôi, như ông Clinton có vợ là bà Hillary, gần đây trở thành nghị sĩ cuả bang New York, sau khi ông Clinton măn nhiệm kỳ tổng thống năm 2000. Cá nhân tôi không thích bà Hillary, một phần là v́ tôi có ḍng máu Việt, hơi cổ hủ với thành kiến cũ kỹ “trọng nam khinh nữ”, nhưng cũng rất thán phục bà ta, riêng ở tài ăn nói trước công chúng. Thú thực, trong đời tôi chưa thấy một người phụ nữ nào có tài hùng biện như Hillary. Có người tiên đoán rằng, rồi đây chắc chắn bà sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên cuả nước Mỹ 228 năm lịch sử.
Tháng trước, trong đợt tranh cử cuả ông Kerry Dân Chủ, cũng có bà vợ ông này là Teresa với bài diễn văn để đời, cổ động cho phu quân. Xét về đời tư theo kiểu Việt Nam, th́ bà Teresa đă “rổ rá cạp lại” với ông Kerry (cũng là dân bỏ vợ hay vợ bỏ), có 3 đưá con riêng với chồng quá cố, cũng là thượng nghị sĩ. Đó là thượng nghị sĩ Heinz, thuộc ḍng dơi nhà sản xuất “sốt cà chua” nổi tiếng cuả Mỹ.
Trong đại hội Cộng Hoà hôm qua, lại có đương kim “đệ nhất phu nhân” Laura, đọc diễn văn cổ động cho chồng trong nhiệm kỳ 2, và cũng với bài diễn văn để đời. Nhưng đặc biệt, mở đầu là hai “con bé” sinh đôi cuả ông bà Bush, lên diễn đàn nói chuyện tầm phào với dân Mỹ để giới thiệu bà nội Barbara, ông nội Bush bố, rồi đên ông bố cuả chúng, để đến lượt ông bố xuất hiện trên màn ảnh lớn, giới thiệu “Vợ tui, Laura Bush.” ! Kể lể công đức cuả vợ xong, mới đến lượt bà Laura phát biểu, sau khi cũng kể lể công đức cuả chồng bà, trước khi nói đến chuyện tại sao dân Mỹ nên bàu cho chồng bà thêm 4 năm nưă. Thế là cả hội trường rên rỉ, “Four more years,” “Four more years!”
Tôi chỉ nói hời hợt như thế thôi, để chúng ta thấy đúng là nước Mỹ này chẳng giống ai!
Thành thực cảm ơn các bạn đă đọc.



 

 Ông Già
 guest

 REF: 40096
 09/02/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
CỘNG HOÀ XĂ HỘI CHỦ NGHIĂ HOA KỲ ?!

Khi tôi c̣n làm công nhân cuả Công Ty SSTT tại tỉnh làm đồ gốm truyền thống ở quê nhà, tôi được học tập khá nhiều rằng, “Muốn xây dựng chủ nghiă xă hội, cần có những con người xă hội chủ nghiă.”
Nhiều bạn bè tôi ở trong nước, chưa quen “chơi chữ” như trên diễn đàn Nhịp Cầu Duyên này, không hiểu câu nói đó có ư nghiă ǵ, v́ nó đơn sơ mà hàm xúc quá. Tôi bèn dùng chút kiến thức ngoại ngữ để giải thích rằng từ socialism dịch là “chủ nghiă xă hội” (danh từ); c̣n từ “socialist” là “xă hội chủ nghiă” (tĩnh từ).
Cũng vậy, không thiếu ǵ những cây viết người Việt hải ngoại, biết chút ít ngoại ngữ, mà cũng viết ngược xuôi, xuôi ngược, chẳng thèm phân biệt.
Sau khi sang định cư tại nước Mỹ, mới có thời giờ chống mắt nh́n quanh, th́ thấy, trớ trêu là chính nước này mới xứng đáng được mệnh danh là xă hội chủ nghiă. Các bạn hăy thử đọc lại lời cuả Tổng Thống John F. Kennedy trong câu đầu cuả bài diễn văn nhậm chức năm 1961, xem tôi nói có đúng không nhé, “Đồng bào thân mến, đừng hỏi Tổ Quốc có thể làm ǵ cho bạn! Hăy hỏi bạn có thể làm ǵ được cho Tổ Quốc!” ("My fellow Americans, ask not what your country can do for you: Ask what you can do for your country.")
Nếu tôi diễn giải sai, xin các bạn chỉ giáo.
Thân ái


 

 Ông Già
 guest

 REF: 40110
 09/02/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tôi biết lắm, nên thỉnh thoảng xin nhắc lại, tôi cần viết hơn là các bạn cần đọc. Tôi chỉ cần nh́n số lần các bạn vào đọc là đủ măn nguyện cho kiếp tầm tơ...

HỌC LÀM CHỦ HAY LÀM ĐẦY TỚ ?

Mỗi khi nói đến “nhân dân làm chủ,” người ta thường liên tưởng đến chuyện người dân có quyền đ̣i hỏi này nọ, đ̣i hỏi được biết, đ̣i hỏi được giải thích, đ̣i hỏi được tham gia lấy quyết định, … cho nên rút cuộc chẳng bao giờ được làm chủ cả!
V́ vậy, chúng ta cứ lẩn quẩn hoài trong cái ṿng suy nghĩ đó : muốn cho nó làm chủ mà lại sợ nó làm chủ, th́ làm sao bây giờ?
Tôi đang sống ở một nơi, không bao giờ đ̣i hỏi được làm chủ, và không bao giờ đặt nó thành vấn đề, là tại sao?
Th́ ra, trong cuộc sống hàng ngày, tôi đang giao tiếp toàn là với những tôi tớ cuả tôi thôi. Tôi ra bưu điện, tôi vào quán ăn, tôi đi coi hát bóng, tôi ra trạm cảnh sát, tôi đến trường học, tôi vào ngân hàng, ….. những người đầu tiên tôi gặp, chào tôi một câu cái đă, dù chỉ là đầu môi chót lưỡi, chào như một cái máy, nhiều khi c̣n kèm theo một nụ cười!
Họ đang đóng vai tṛ cuả những đầy tớ, v́ biết rằng đồng lương mà họ đang lănh, cuộc sống mà họ đang có, là nhờ chúng tôi cả.
Dân th́ đông, đầy tớ th́ ít. Dạy dân làm chủ, chắc khó hơn là dạy mấy người đày tớ, phải không, thưa các bạn?


 

 Ông Già
 guest

 REF: 40601
 09/09/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT

Người bản xứ tại đây gọi chúng tôi là Vietnamese American, tức “Người Mỹ gốc Việt”, tương tự như gọi “người Mỹ gốc Nhật”,”người Mỹ gốc Đức”, v.v…”Người Mỹ” hiểu theo nghiă là có quốc tịch Mỹ, là công dân cuả nước Mỹ.
Những người Việt Nam cư trú thường trực trên đất Mỹ (permanent residents), có thể nhập tịch để trở thành công dân Mỹ nếu hội đủ một số điều kiện như cư ngụ liên tục 5 năm trên đất Mỹ, có làm đơn xin nhập tịch và qua một kỳ thi trắc nghiệm về lịch sử và tổ chức các cơ quan công quyền Mỹ, và khả năng tiếng Anh (miễn cho người già trên 65 tuổi, cho thi bằng tiếng Việt). Nói chung, việc xin quốc tịch Mỹ quá đơn giản và dễ dàng, kể cả việc thi cử. Gần đây, rất nhiều vị cao niên đổ xô đi xin nhập tịch Mỹ, để đảm bảo quyền lợi khi đến tuổi 65, để hưởng tiền trợ cấp (gọi là tiền già) và các dịch vụ miễn phí một phần hay toàn phần cuả tuổi già như nhà ở, y tế…
Trong thâm tâm, đa số giới già không thích gởi nắm xương tàn trên đất Mỹ, trừ những vị không c̣n họ hàng bà con ǵ ở Việt Nam, có thể nói là bắt buộc phải chọn nơi này làm quê hương.
Cảm ơn các bạn đă đọc, và chắc cũng thông cảm nỗi buồn cuả kẻ xa xứ, khi về già.


 

 Ông Già
 guest

 REF: 40621
 09/09/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
LẠI CHUYỆN LÁI XE Ở XỨ MỸ!

Một anh cảnh sát, chặn bắt một ông già lái xe quá tốc độ, anh ta nói:
- Thưa ông, radar cuả tôi cho thấy ông chạy tới 120km/giờ.
- Radar cuả ông sai rồi. Tôi chạy tự động (cruise control) chỉ có 90km/giờ thôi.
Bà già ngồi kế bên, cứ ngồi đan áo, chẳng thèm ngước mắt nh́n lên, sửa lưng ông già:
- Ông xạo vưà vưà chứ. Xe này làm ǵ có tốc độ tự động!
Anh cảnh sát tiếp tục viết phiếu phạt tội thứ nhứt, lái xe quá tốc độ, c̣n ông già nói:
- Đàn bà biết ǵ mà nói leo. Bà câm miệng lại cho tui nhờ!
Bà già lại ngưá mồm:
- Cái máy báo động cảnh sát (radar detector) cuả ông có báo mà!
Thế là cảnh sát, viết thêm tội thứ 2, dùng máy báo động, trong khi ông già giận quá:
- Tui đă bảo bà câm cái miệng lại mà!
Cảnh sát nh́n ông già, phạt thêm tội thứ 3, là không đeo giây nịt an toàn (seat belt), nhưng ông già lại căi:
- Tôi có đeo, nhưng phải cởi ra mới móc bóp ở túi quần sau được.
Bà già lại ngưá mồm:
- Ông lại xạo nưă. Có bao giờ ông lái xe lại chịu đeo giây nịt đâu!?
- Tui nhắc lại mụ già lần chót! Bà có câm cái mơm lại không?
Cảnh sát tiếp tục viết phiếu phạt tội thứ 3, rồi quay sang hỏi bà già:
- Ông ấy có thường ăn nói cục cằn như vậy với bà không?
- Thưa không! Ông ấy chỉ cục cằn khi…say rượu thôi!
Thế là anh cảnh sát ghi thêm tội thứ 4: lái xe khi say rượu.

(Trên đây là những vi phạm luật giao thông nặng nề nhất tại xứ Mỹ, nhưng tội sau cùng, "lái xe khi say rượu" mà người Mỹ gọi là DUI, tức là "Driving Under the Influence" th́ phạt tù giam!)


 

 Ông Già
 guest

 REF: 40767
 09/10/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
LẠI CHUYỆN NHỮNG ÔNG GIÀ MỸ GỐC VIỆT

Gần đây, có một số websites tại Việt Nam đề cập đến chuyện Việt Kiều già hồi hương sinh sống. Tôi không biết những cụ đang sống ở các nước phương Tây thế nào, nhưng các cụ đang ở Mỹ mà về để sống luôn ở Việt Nam, không đơn giản chút nào.
Phần lớn các cụ sống nhờ tiền trợ cấp xă hội, gọi là tiền già (old age pension).
Hiện nay, quyền lợi này trên nguyên tắc chỉ dành cho những người sống trên đất Mỹ, tuổi từ 65 trở lên. Tiền già là bao nhiêu, th́ tuỳ từng bang quyết định, trung b́nh khoảng 500 dollars/tháng cho một cụ độc thân, và 2 cụ vợ chồng, khoảng 800-900 dollars/tháng.
Nếu các cụ sống ở Mỹ, th́ tiền già giỏi lắm vưà đủ cầm hơi, sống qua ngày để chờ chết. V́ vậy, những người nhẹ dạ và ngây thơ, cứ tưởng đem tiền già này về Việt Nam mà sống th́ phong lưu lắm! Chính phủ Mỹ nó "chưá chấp" các cụ trên đất cuả nó, th́ nó trợ cấp tiền. Các cụ đi khỏi đất Mỹ, th́ nó hết trách nhiệm!

(C̣n nưă)


 

 Ông Già
 guest

 REF: 40771
 09/10/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
NỖI KHỔ PHẢI NGƯẢ TAY ĂN TIỀN GIÀ!

Các cụ ăn tiền già, mỗi năm, nhớ nhà, nhớ con cháu, th́ vẫn có thể về quê chơi, thường là nhờ con cháu ĺ x́, nhưng cũng không được ở chơi quá 1 tháng, nếu không sẽ bị cúp luôn trợ cấp và các quyền lợi khác, nhất là quyền trở lại đất Mỹ, nếu không có quốc tịch. Ngoài ra, cũng phải dấu giếm chuyện lấy tiền đâu mà mua vé máy bay. Nếu khai là con cháu cho, nó cũng sẽ trừ nghiến vào tiền trợ cấp! Thí dụ chính phủ nó cho cụ 500 dollars/tháng, bây giờ nó biết con cái cụ cho 1000 dollars, th́ nó trừ luôn vào tiền già, nghiă là cúp tiền già trong 2 tháng. Cụ đánh xổ số, cá chó, cá ngưạ, trúng được 5000 dollars ư? Nó sẽ cúp luôn 10 tháng tiền già! Các cụ có chút tiền "dấm dúi" phải giấu dưới gầm giường, chứ gởi ngân hàng là chính phủ nó biết ngay. Báo hại là bọn lưu manh (thường là Việt nam) biết là đến hỏi thăm liền! Bị cướp cũng không dám tŕnh cảnh sát, v́ sẽ ḷi đuôi ra ... tiền lậu!

(C̣n nưă)


 

 Ông Già
 guest

 REF: 40793
 09/11/2004

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
ÁO GẤM VỀ LÀNG hay ÁO GẤM VÁ KHỐ TẢI ???

Tôi biết một số cụ già, không muốn bỏ xứ ra đi một chút nào, để sống chuỗi ngày tàn trên đất khách quê người. Nhưng v́ những lư do thực tế, đành phải ngậm ngùi sang đoàn tụ với con cháu ở nước ngoài, trong khi con cháu chưa thể về đoàn tụ cùng các cụ trên quê huơng, mới là điều hợp lư.
Tuy nhiên, cũng đáng buồn khi thấy không thiếu ǵ cụ muốn mặc “áo gấm về làng” nên vô t́nh gây hiểu lầm cho nhiều người bên nhà! Một số cụ về quê nhà chơi chừng một tháng thôi, rồi lật đật trở về Mỹ, không dám nói ở lâu hơn th́ chiéc áo gấm sẽ rách và phải vá bằng … khố tải. Đó là tôi đang dùng câu tục ngữ thông dụng cuả miền Bắc, “Aó gấm vá khố tải,” các bạn ở miền Nam gọi “khố tải” là “bao bố.”
Trong bài tới, tôi sẽ nói về những cụ Việt kiều có may mắn hơn, không phải sống nhờ vào trợ cấp cuả xă hội, nên cách suy nghĩ và xử sự có phần trong sáng hơn.

(C̣n nưă)


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network