Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Tán dóc, bốc phét >> NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ.

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 rongchoi123
 member

 ID 42472
 06/09/2008



NGƯỜI VIỆT XẤU XÍ.
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Trích từ báo tuổi trẻ 9/6/2008

Tết con heo vàng, người Sài G̣n đă phải đỏ mặt với h́nh ảnh nhiều bạn trẻ cướp heo đất, cướp hoa xuân.
Tháng tư năm nay, người Hà Nội đă phải thẹn thùng khi nhiều nam thanh nữ tú vặt trụi hoa anh đào ở lễ hội Hoa Anh Đào.
Và mới nhất người dân cố đô Huế vốn xưa nay nổi tiếng về chuyện "giấy rách phải giữ lấy lề", "đói cho sạch, rách cho thơm" đă ngỡ ngàng trước chuyện những người trẻ tấn công các tác phẩm nghệ thuật trưng bày ở Festival Huế.
ÔI thôi, thế th́ câu chuyện văn hóa ứng xử nơi công cộng không c̣n là "chuyện của riêng ai" nữa rồi !
Xem ra đă đến lúc "chỉ số văn hóa" cũng cần được chăm chút, chú ư như chỉ số giá, chỉ số tăng trưởng. Không thể măi chạy theo việc lo cho cái bao tử mà sao nhăng việc chăm chút xây dựng phần hồn.
(Bút Bi)

Theo tôi đây là hệ quả của giáo dục gia đ́nh và giáo dục học đường ở VN trong 30 năm nay. Xă hội sau hơn 10 năm sẽ gánh chịu tai hại của lối giáo dục theo thành tích tô hồng. Cũng như sự ô nhiễm môi trường nó chỉ bộc phát sau 10 hay 20 năm sau.



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 rongchoi123
 member

 REF: 356697
 06/09/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Văn hóa của người Việt hiện nay là chỉ biết có ḿnh ??? Người ta vô tư xả rác ra đường và xuống sông rạch ngay cả ở những thành phố được gọi là văn minh nhất nước như Hà Nội Sài G̣n,.....Người ta vô tư giành giật nhau những ǵ được trưng bày trong lễ hội, ở festival Huế lồng đèn trang điểm cho lễ hội mất liên tục, tác phẩm trưng bày bị đánh cắp liên miên...Tại các điểm du lịch hang động người ta vô tư bẻ thạch nhủ có hàng ngàn năm để chơi, hoặc khắc tên vô tội vạ vào các di tích ....
Sau đây chỉ là 1 trong những bài báo nêu thực trạng ô nhiểm môi trường sống do ư thức kém của người Việt xấu xí, dạng người này nhiều vô kể không v́ tự ái dân tộc mà ta bào chữa. Theo tôi phải có liều thuốc phê phán đủ mạnh mới trị được chứng bệnh măn tính này.


(trich tuoitreonline)
Thứ Bảy, 07/06/2008, 09:00 (GMT+7)

Sống... chết !

TTC - Nhắc đến Cần Thơ, hẳn mọi người không quên hai câu thơ khá nổi tiếng “... Cần Thơ gạo trắng nước trong/ Ai đi đến đó ḷng không muốn về...”. Bây giờ gạo Cần Thơ vẫn trắng, riêng nước Cần Thơ có c̣n trong hay không th́ phải xem xét lại. Bởi nhiều con sông, rạch nơi đây đang hấp hối từng ngày...

Những ḍng “hắc giang” hôi hám!

Nếu trên thế giới có biển Hắc Hải, hay Hắc Long giang th́ ngay trong ḷng TP Cần Thơ cũng có những ḍng “hắc giang” với màu nước đen thui v́ ô nhiễm. Chảy len lỏi qua các phường Xuân Khánh, An Phú (Q.Ninh Kiều) là con rạch Tham Tướng. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, người dân sống ven con rạch này c̣n lấy nước từ dưới rạch lên sử dụng.

Hiện nay nước của con rạch đă biến thành màu... đen và hôi không chịu nổi! Đă vậy Tham Tướng c̣n nhận nước từ các nhánh khác như: nhánh chảy qua phường An Phú và nhánh Rạch Bần... Điểm chung của ḍng nước trên mấy nhánh chảy vào rạch Tham Tướng đều ô nhiễm, đen và luôn bốc mùi! Để có được màu nước đặc trưng như thế, đó là nhờ người dân sống ven rạch đă... “tích cực” đổ rác xuống con rạch, và rác đă không... phụ ḷng mọi người nên đă cho... ra đời ḍng nước đen thùi lùi! Cũng đang trong t́nh trạng “chết” dần như rạch Tham Tướng là rạch Đồn nằm trên đường Tầm Vu - thuộc phường Hưng Lợi và con rạch nằm cặp theo đường Trần Ngọc Quế, 30-4.

Tương tự, trên đường Nguyễn Văn Cừ cũng có một ḍng nước đen đen, góp thêm vào danh sách “những ḍng nước ô nhiễm” của TP. Đó là cái mương lộ 20. Đây là cái mương thoát nước cho đường Nguyễn Văn Cừ, thế nhưng giờ đây lại mang chức năng khác là mang... rác và chứa nước đen! Chính “nhờ” người dân sống xung quanh cái mương lộ đă quá vô tư xả xuống đây đủ các loại rác, kể cả rác... “đi ngoài”. Ngoài ra cùng với việc san lấp, lấn chiếm mương lộ để xây nhà, làm cho ḍng chảy bị “bế tắc”.

Khi mưa xuống, nước thoát không kịp nên cứ dâng tràn, khiến cho những hộ phía sau phải lănh đủ cái ḍng nước dơ của mương lộ “ban tặng”. Dù ai cũng kêu trời với “quà tặng thiên nhiên” này, nhưng ai cũng... thừa nhận rằng... bỏ rác xuống đây th́ thật là tiện lợi!

Và những ḍng “hắc giang” mới

Mới đây mọi người đă... phát hoảng khi phát hiện một “hiện tượng lạ” ở ḍng sông Cái Khế. Đó là ḍng nước của con sông này tự nhiên... đổi màu thành đen! Thật ra cái sự “đổi màu” đă xuất hiện từ mấy năm qua, chỉ có điều chẳng ai đứng ra “nh́n nhận” nguyên nhân v́ đâu mà con sông này đổi màu. Chỉ có con sông mới biết nó đang mang trên ḿnh quá trời “niềm đau”. Từ chuyện cái trung tâm thương mại Cái Khế bề thế là vậy, nhưng lại không có hệ thống xử lư nước thải. Nên nước thải cứ đổ trực tiếp ra sông, để cho con sông “tự xử”! Rồi đến chuyện mấy con rạch nhỏ bị ô nhiễm đều đổ nước vào đây. Khi nhận th́ nhận nước sạch của sông Cái Khế, đến khi “trả” th́ toàn... nước đen. Cho nên nước của sông Cái Khế không... đổi màu mới là lạ!

Cũng bị “giết” bởi nước thải không qua xử lư là rạch Sân Trắng, nằm trong khu công nghiệp Trà Nóc. Ai đời xây dựng khu công nghiệp mà... “quên” làm hệ thống xử lư nước thải, nên nước thải công nghiệp cứ vô tư chảy xuống đây. Khiến cho con rạch phải “quặn ḿnh mang những niềm đau”, cuối cùng, ḍng nước phải... ô nhiễm thôi!

Kênh, rạch bị ô nhiễm không chỉ tập trung ở nội ô thành phố mà c̣n diễn ra trên mấy con rạch khác ở phường Hưng Phú, Lê B́nh (Q.Cái Răng), những con rạch nằm trong khu tiểu thủ công nghiệp Cái Sơn - Hàng Bàng (Q.Ninh Kiều)...Hầu hết những con rạch ô nhiễm đều đổ nước ra sông Cần Thơ, Sông Hậu. Trong khi đó, hai con sông này cũng đang được đưa vào “danh sách” có nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng!

Tương lai mấy con sông, rạch ở Cần Thơ sẽ tiếp tục “chết” dài dài v́... ai cũng la làng khi thấy sông, rạch bị ô nhiễm nhưng việc làm thế nào để khắc phục t́nh trạng ô nhiễm th́ vẫn cứ chạy... tại chỗ. Nội cái chuyện nạo vét, khơi thông ḍng chảy cho mấy con rạch để chống ngập cho thành phố, cũng rơi vào t́nh trạng “ầu ơ ví dầu...”! Cho nên người dân vẫn phải “sống chung với ô nhiễm”. Và biết đâu trong năm du lịch quốc gia tổ chức tại Cần Thơ, người dân sẽ... hốt bạc khi làm dịch vụ... giới thiệu những “ḱ oan” lạ này đến với du khách... th́ sao!?

GAI BÔNG HỒNG Cần Thơ



 

 rongchoi123
 member

 REF: 356705
 06/09/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Người Việt có cái lạ là thế đấy thấy ô nhiễm th́ la làng nhưng vẫn cứ vô tư làm cho ô nhiễm nặng thêm! Có phải là bệnh ích kỷ chỉ sống cho ḿnh ? Sống chết mặc bay, ai dơ chứ nhà ông đừng dơ là được ???? Hay là sự ngu dốt của con rắn tự ăn cái đuôi của ḿnh ???


 

 rongchoi123
 member

 REF: 356711
 06/09/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Và đây lại là một bài báo tuy hài hước nhưng có sự thật về văn hóa ăn cắp của công (ngoài đường) vô tư, văn hóa cha chung không ai khóc, biết có trộm nhưng không ai tích cực v́ là của nhà nước của ta (nghĩa là chẳng của ai cả) Cơ quan chức năng chỉ ra tay khi thấy quá tệ hại. Lề đường hay ngoài đường là của nhân dân tức là không của riêng ai cả thế nên người ta có thể buôn bán lấn chiếm thoải mái ???
T
Thứ Bảy, 22/03/2008, 09:00 (GMT+7)

Nhăn nào cũng là nhăn

TTC - Đường Nguyễn Tất Thành - Đà Nẵng, khi mới làm xong, nổi tiếng là con đường du lịch dài và đẹp nhất ven biển miền Trung.

Nay “hắn” c̣n giành thêm vô số “kỷ lục” khác nữa: Chợ họp dưới ḷng đường cả ngày; nạn chôm chĩa; lề đường bong tróc, cỏ dại rác rến phủ đầy; hàng chục hố ga bị mất nắp... Và có lẽ nổi tiếng “quái” nhất trong các vụ trên là những chiếc thúng, ghe úp ngược trên lề đường (xem ảnh) được phủ bạt làm thành “băi đáp” hàng đêm cho các cô cậu sau khi nhậu nhẹt, quậy phá tưng bừng ở các quán cóc dọc vỉa hè...

Bà con nhức mắt, “khản họng” kêu rêu đă lâu mà chẳng thấy chính quyền địa phương ra tay tém dẹp. Không lẽ địa phương đạt chuẩn “ghi-nét ngược” lại lấy làm... sung sướng?

KHỐN KHỔ (Đà Nẵng)!



 

 rongchoi123
 member

 REF: 356714
 06/09/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Đây cũng là một bài báo hài hước, tuy có cường điệu nhưng cũng có phần sự thật.

Thứ Hai, 24/03/2008, 09:00 (GMT+7)

Loạn xạ… bệnh thành tích

TTC - Thời gian gần đây, mấy ông bạn của Róm tôi hay bảo nhau rằng thường xuyên bị “nổi da gà” khi ghé vào một số cơ quan mà phía trước có treo một tấm bảng to tướng màu xanh da trời với hàng chữ “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”. À, th́ ra từ trước đến giờ cơ quan này… không có văn hóa nên nay “đạt chuẩn” họ mừng ra mặt.

Không riêng ǵ một hai nơi mà hầu như hàng trăm, hàng ngàn cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước ở các tỉnh miền Tây lại thích cái tấm bảng xanh với những “mỹ từ văn hóa” này. Không chỉ có cơ quan mà nhà dân hiện nay cũng bị chính quyền địa phương “phát bảng thu tiền” với nội dung “Gia đ́nh văn hóa” để đóng vào cột hàng ba hay bức tường trước nhà chắc là để phân biệt nhà nào có “văn hóa” và nhà nào không có “văn hóa”?

Một ông bạn đồng nghiệp của Róm cho biết do chưa có gia đ́nh nên chỉ sống chung với mấy con chó, nhà suốt ngày đóng cửa v́ phải đi tác nghiệp nên cuối năm chính quyền địa phương đưa cho một tấm bảng rồi thu 9.000 đồng để hợp thức hóa một ngôi nhà “văn hóa” v́ không vi phạm các tiêu chí của khóm phường đưa ra. Bạn tôi bảo: “Gia đ́nh tớ mà không văn hóa mới là sợ v́ không vi phạm nội dung vận động trẻ ra lớp, không có tệ cờ bạc, gia đ́nh sống hạnh phúc (?) v́ không nghe tiếng cự căi bởi tớ đâu có cự lộn với… mấy con chó bao giờ”. Nếu tính ra mỗi “biển hiệu văn hóa” giá vài ngàn đồng th́ số tiền chi cho cái “văn hóa” theo kiểu bệnh thành tích như thế này phải mất đến tiền tỉ.

Đối với các cơ quan, mặc dù phía trước treo bảng “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa” nhưng nhiều cán bộ hiện nay thường xuyên đi trễ về sớm và đặc biệt là mấy em, mấy chị luôn ăn mặc… “thừa thịt thiếu vải” và hay nhai nhóp nhép thức ăn hoặc kẹo cao su khi tiếp xúc với dân. C̣n cánh mày râu th́ ăn mặt xốc xếch, có hôm vào cơ quan mà mùi rượu bia cứ “bốc hơi” nồng nặc như đang chứa phải một hũ hèm. Nói chuyện điện thoại với nhau th́ khỏi phải nói, bởi nhiều ông luôn văng tục chửi thề, bàn chuyện mấy em “chân dài tới nách” ở quán “tươi mát” ngay trước mặt bàn dân thiên hạ giống như đang nói chuyện một ḿnh trong vườn nhà của ḿnh vậy. Bệnh thành tích không chỉ riêng ở lĩnh vực cơ quan, gia đ́nh cho đến ấp, khóm, làng, xă “văn… hóa quá” mà c̣n ở nhiều lĩnh vực khác.

Ở tỉnh Cà Mau, trường tiểu học Hùng Vương (TP Cà Mau) được công nhận đạt chuẩn quốc gia th́ nhà trường liền thay tên từ “Trường tiểu học Hùng Vương” sang “Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia Hùng Vương” để “lấy le” với bàn dân thiên hạ. Một trong những bệnh thành tích lớn nhất trong ngành giáo dục hiện nay là nhiều tỉnh báo cáo đă hoàn thành công tác phổ cập THCS, nhưng thực tế không phải vậy. Có nhiều lớp phổ cập được tổ chức cho có để rút kinh phí chi xài, nhưng thực tế lớp học không tồn tại.

Và v́ vậy khi tổ chức thi th́ mượn các em học sinh đang học phổ thông nhảy vào làm bài theo kiểu “sao y bản chính” từ những đáp án được ghi trên bảng. Mới đây, lănh đạo một trung tâm xúc tiến việc làm ở vùng bán đảo Cà Mau cho rằng nghe nói địa phương họ đă hoàn thành công tác phổ cập giáo dục THCS, nhưng số thanh niên nộp hồ sơ xin việc làm mà có đủ tŕnh độ học vấn đến lớp 9 chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Nhắc đến 4 chữ “đạt chuẩn quốc gia”, Róm tôi lại nhớ đến “phong trào” của các trạm y tế vùng đồng bằng sông Cửu Long đua nhau chạy theo thành tích để mong “đạt chuẩn”.

Trong đó có một tiêu chí là trạm y tế phải có vườn thuốc Nam với các loại cây A, B, C, E, F… ǵ đó mới đủ “chuẩn”. Tuy nhiên, ghé vào vườn thuốc nam của nhiều trạm y tế sẽ thấy hầu hết các cây thuốc đều héo úa, không được quan tâm sau khi cơ sở y tế này đă được công nhận “đạt chuẩn quốc gia”. Mới đây, Róm tôi c̣n sưu tầm được một bệnh thành tích mới và khá lạ ở vùng sông nước Cửu Long này, đó là h́nh thức để lấy “thành tích” hay c̣n gọi là “lấy điểm” đối với cơ quan chủ quản: Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau có “sáng kiến” thưởng ngược cho cấp trên là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cà Mau, với h́nh thức “khen thưởng ngược”. Kèm theo quyết định này, 33 cán bộ cấp trên đă được cấp dưới “biếu” 200.000 đồng/người mà không nêu lư do ǵ ráo trọi. Đúng là một kiểu “bệnh thành tích mới” chỉ có ở Cà Mau.

SÂU RÓM



 

 rongchoi123
 member

 REF: 356950
 06/09/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

(TTO)
Ứng xử đẹp với cái đẹp

TT - Để làm giàu có khi ta chỉ mất dăm mười năm, nhưng để nuôi dưỡng tâm hồn ta phải mất cả thế hệ. Nhưng muôn đời, giàu có về tinh thần mới là giá trị trường tồn.

...............................................

Khoảng 200/1.635 viên đá (mỗi viên có hai câu thơ) của công tŕnh thư pháp Truyện Kiều viết trên đá cuội của tác giả Nguyễn Văn Tân trưng bày tại công viên 3-2 trong khuôn khổ Festival Huế 2008 đă bị đánh cắp chỉ sau khi ra mắt hai đêm.

Những viên đá dù đă được tác giả và các cộng sự kỳ công gắn định vị lên giàn sắt dài 2.905m, rộng 81cm, cao 172cm nhưng vẫn bị những người mang danh là đi thưởng lăm văn hóa lấy mất. Thật đau ḷng!

Điều đáng nói là chuyện xâm hại các tác phẩm nghệ thuật từ lâu đă trở thành căn bệnh kinh niên của festival, của Huế.

Nhớ lại festival năm 2006, chiều 3-6, nghệ sĩ Đinh Khắc Thịnh vừa hoàn tất tác phẩm sắp đặt Mùa lục lạc gồm hơn 2.000 gương sen được làm bằng giấy bồi và lục lạc gắn trải dài hơn 200m trên hè phố Nguyễn Đ́nh Chiểu. Chưa kịp chụp ảnh đứa con tinh thần của ḿnh th́ sáng 4-6, tác giả bàng hoàng, quặn thắt khi chỉ trong một đêm, gần 20% số gương sen đă nhanh chóng bị những người thiếu ư thức đập cho méo mó hoặc lấy đi, cần sắt bị vít đổ... Chứng kiến cảnh ấy, cũng như anh, chúng tôi cay xè mắt, ruột xót như xát muối.

Trước nữa, tác phẩm sắp đặt Dưới giàn thiên lư của Đinh Khắc Thịnh và Lê Thừa Tiến thực hiện cũng tại phố đi bộ Nguyễn Đ́nh Chiểu nhân Festival nghề truyền thống Huế 2005, gồm 1.000 chuông gió được kết bằng 5.000 nón lá các cỡ, 8.000 gương soi tráng thủy và 1.000 cái chuông; toàn bộ tác phẩm được treo trên một giàn tre dài 150m... cũng bị phá tả tơi dù chưa văn hội.

Cũng tại Huế, các khu vườn tượng bên tả và hữu ngạn sông Hương gồm 96 tác phẩm, thành quả của ba trại sáng tác điêu khắc quốc tế được tổ chức vào các năm 1998, 2002 và 2004, cũng luôn bị xâm hại với mức độ nghiêm trọng. Bức bị vít đổ, bức bị cưa ngang, bức bị viết vẽ nhằng nhịt, cạy mất bảng hiệu... Các nhà quản lư phải làm hàng rào sắt rồi lấy dây xích chằng quanh tượng; các giảng viên và sinh viên Đại học Nghệ thuật Huế sau khi tu sửa những bức tượng hư hỏng đă dùng bút phủ viết những lời kêu gọi rất thống thiết: "Xin đừng phá tượng! Đi sửa mệt lắm!"... nhưng những người dân thiếu ư thức vẫn hằng ngày tàn phá các tác phẩm nghệ thuật.

Chuyện phá phách, cưỡng đoạt cái đẹp không phải là hiếm ở nước ta.

Tại lễ hội hoa anh đào lần thứ hai được tổ chức ở Hà Nội ngày 6-4, những người bạn Nhật Bản bàng hoàng và khiếp đảm khi chỉ trong nháy mắt, 300 cành hoa anh đào tươi mà họ công phu chuyển từ quê nhà sang để dựng thành ba cây anh đào lớn và rất đẹp đă bị những công chúng Việt Nam, phần đông là giới trẻ, chen lấn xô đẩy nhau để vặt trụi.

Lại nhớ chuyến xuyên Việt vừa qua của tôi cùng 30 du khách người Pháp, Bỉ, Canada. Chặng dừng chân trên đỉnh đèo Pha Đin (Điện Biên), khi thấy một bông hoa chuối rừng nở đỏ tươi, đẹp hoang sơ, người lái xe định bẻ mang về tặng người thân. Ngay lập tức, cả đoàn khách sôi lên, kịch liệt phản đối. Người phân tích: "Vẻ đẹp thiên nhiên là của chung nên phải để mọi người cùng được thưởng thức", người gay gắt th́ mắng: "Anh có trồng cây chuối ấy đâu mà lại đ̣i chiếm cho riêng ḿnh"... Nhiều người tái mặt. Anh tài xế lầm lũi trở về xe, từ bỏ ư định ban đầu.

Xem ra trước cái đẹp, chúng ta thua kém một trời một vực với cư dân một số nước. Họ thấy cái đẹp th́ chia sẻ cho người khác để cùng tận hưởng, trong khi chúng ta t́m mọi cách tư lợi hoặc không ăn được th́ đạp đổ. Với họ, kư ức về những ngày trèo đèo lội suối, cuốc bộ xuyên rừng, khám phá và trải nghiệm cuộc sống giữa thiên nhiên hoang dă... là báu vật, th́ không ít người chúng ta lại "khẳng định" dấu ấn của ḿnh bằng chiến tích ăn thịt thú rừng. Nghe một tiếng chim gù, họ lấy ống nḥm ra say sưa ngắm bộ lông, cái mỏ, động tác chuyền cành..., c̣n nhiều người chúng ta chỉ nhăm nhe mang súng ra bắn...

Không cái ǵ tự nhiên mà có. Nếu từ nhỏ, đứa trẻ đă được cha mẹ dạy mang thóc rắc trước hiên nhà cho những chú chim hoang dă đến ăn chứ không phải trèo cây phá tổ hay lấy ná bắn chim, chắc chắn lớn lên chúng sẽ yêu và bảo vệ thiên nhiên để được nghe tiếng chim lích chích. Nếu trước mặt trẻ, người lớn không khạc nhổ, nhả bă kẹo cao su ra đường... th́ chúng sẽ không bao giờ xả rác bừa băi...

Để làm giàu có khi ta chỉ mất dăm mười năm, nhưng để nuôi dưỡng tâm hồn ta phải mất cả thế hệ. Nhưng muôn đời, giàu có về tinh thần mới là giá trị trường tồn.

BẰNG VÂN


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network