Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Tâm sự của bạn >> MƠ ƯỚC CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ TẬT NGUYỀN

 Bấm vào đây để góp ư kiến

Trang nhat

 hanhngan1980
 member

 ID 38751
 03/21/2008



MƠ ƯỚC CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ TẬT NGUYỀN
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Hôm nay tâm trạng, không ngủ được viết hơi nhiều. Mong mọi người thông cảm. 3:12am

Trước đây tôi từng tham gia giảng dạy tại trường dạy nghề khuyết tật- đường Đỗ Xuân Hợp-q9-tpHcm- 4 năm(1/4/2003-31/11/2006). Nay là trường Cao đẳng nghề..

Là trường dành cho trẻ em khuyết tật học nghề có sự bảo trợ của Bộ lao động thương binh và xă hội nên học viên học nghề đến đây từ khắp mọi vùng miền và có đủ muôn vạn khuyết tật, không ai giống ai.

Ở ngoài đường các em đi lại chủ yếu bằng xe lăn nên khi bắt gặp các bạn khó phân biệt được sự khác biệt đó. C̣n chúng tôi những người trực tiếp sống với các em hằng ngày th́ không thể bàng quang đi đươc. có em đi bằng 2 cùi chỏ đến bàn tay nên tất nhiên đầu lộn xuống đất,mông đưa lên trời, có em đi bằng hai bàn tay, có em lại chỉ trườn được, em th́ ḅ, em th́ ngồi nhảy chồm chồm, em th́ đi bằng 4 chi, em th́ như cánh quạt xếp ra xếp vào..nói chung là không thiếu tư thế nào. tất nhiên không phải em nào cũng có xe lăn và không phải em nào cũng nhất thiết cần xe lăn nên mỗi em đều có những dụng cụ đặc biệt hỗ trợ cho đi lại riêng do gia đ́nh các em tự chế mà bạn chưa nh́n thấy bao giờ.

Thường th́ các em rất mặc cảm với h́nh hài và tránh tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên bạn sẽ hiếm khi nh́n thấy được những h́nh ảnh đó. Vậy mà khi vào đây, cùng một môi trường sống và học tập, xa gia đ́nh và người thân, nhưng các em lại rất thân thiện, cởi mở, vui vẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Thay v́ đi bằng dụng cụ tự chế, bây giờ em lại đẩy xe lăn cho bạn- vừa giúp cho những bạn không đẩy được(chép bài bằng ngón chân), vừa dùng nó để giữ thăng bằng cho các em khi di chuyển.

Nhớ lần đầu tiên vào lớp, pḥng học rất bé, học sinh th́ đông- khoảng 50 em. Dù biết trước công việc của ḿnh nhưng tôi vẫn không tránh hết được mọi sự cố.

chẳng là các em đến đây,mỗi người một bệnh và các em vẫn phải dùng thuốc kháng sinh, dầu gió, mùi của những cơ thể mà việc vệ sinh tối thiểu là rất khó. Tất cả, mỗi em một mùi, thậm chí c̣n hơn một mùi tập hợp lại trong pḥng học nhỏ bé của một chiều mùa hè oi bức khiến tôi phải chạy ra khỏi lớp ngay khi vừa bước chân vào. Ra toa lét và nôn thốc tháo(tất nhiên là các em không hề biết).

Giây phút đầu tiên rồi cũng qua nhanh, tôi nhanh chóng hoà nhập rồi được các em vô cùng quí mến. Tôi dạy các em rất nhiều, rất nhiều điều từ những điều nhỏ nhặt nhất mà tôi lượm lặt góp nhặt được trong c/s bé nhỏ của tôi. Bù lại cho sự chân thành đó, các em cũng tâm sự với tôi về cuộc sống nhỏ bé của các em,và những khó khăn lớn lao mà các em phải trải qua. Những điều mà tôi không tưởng tượng ra và không t́m thấy trong sách vở và cũng có thể là những điều vô cùng dễ dàng với chúng ta, nhưng với lại không dễ với các em.

Tôi đă sống những ngày vui vẻ như thế bên các em. Tôi sống gần trường, con đường đi làm đi qua kư túc xá của các em nên mỗi sáng khi tôi đi ngang qua, các em lại hộ tống tôi với một đội ngũ xe lăn đông đảo. chiều về cho dù tôi làm ǵ về trễ bao nhiêu th́ mỗi khi đi qua tán cây rậm rạp đó, các em lại bất th́nh ĺnh lao ra đánh vơng, đua xe(lăn) với xe(máy) của tôi. Và luôn luôn là vậy tôi phải chạy thật chậm để các em chiến thắng. các em thực sự rất vui v́ điều đó.(đường ở đây không có xe qua lại).

Ngày cuối cùng khi chuẩn bị kết thúc công việc ở đây. các em đă đề nghị tổ chức 1 buổi liên hoan bánh kẹo cho tôi. tôi không đồng ư hay muốn chung thêm tiền th́ các em đều gạt đi và tuyên bố nếu tôi thực hiện điều đó là luôn xem các em là những trẻ khuyết tật mà không phải những con người thực sự trưởng thành. " bọn em có lương, bọn em đi học được nhà nước trả lương hàng tháng. mỗi đứa được 1 trăm mấy chục ngàn, cô đừng lo..."

Trong buổi liên hoan chia tay, tâm sự nhiều, hát nhiều, khóc nhiều..nhưng có một điều tôi không thể quên được khi tôi đặt câu hỏi:
- các em đi học với mong muốn ǵ?
- Để được trợ cấp hàng tháng, nuôi ăn, nuôi học. ở nhà th́ không có ǵ cả. đi học c̣n có tiền cho gđ. tất cả đồng thanh.
- thế mơ ước của các em là ǵ?
- chỉ cần MỘT LẦN ĐƯỢC LÀNH LẶN NHƯ CÔ.

Tôi vẫn thường nói với các em rằng. con người ai cũng có niềm riêng cả. Cô như vầy nhưng thực ra : Trời cho cái vẻ bên ngoài, để che đậy cái sơ sài bên trong. các em lại bảo Xấu che tốt khoe vẫn hơn cô ạ. Dù bọn em có tấm ḷng thánh thiện th́ vẻ bề ngoài cũng đă che lấp nó đi.

Chuyện về các em học sinh tật nguyền của tôi th́ nói hoài không bao giờ hết. nếu các độc giả c̣n quan tâm tôi xin viết thêm nhiều ở các kỳ sau.

KỲ TỚI: ĐẠI CA XE LĂN. VÀO TÙ NHƯ VỀ NHÀ

4:34am



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network