Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> GIỐNG Ở VIỆT NAM KHÔNG ???

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 rongchoi123
 member

 ID 71497
 03/14/2012



GIỐNG Ở VIỆT NAM KHÔNG ???
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Đọc cái này không biết có giống nhiều người xuất thân từ giai cấp nông dân, công nhân (gọi là giai cấp lănh đạo!) ở Việt Nam không? Hay là nét đặc trưng ở những xứ theo xă hội chủ nghĩa quá lâu ?
Sau đây là bài viết của yenngo088

NGƯỜI TÀU
shanghai shopping Pictures, Images and Photos
Trước đây, trong bài viết về chuyến đi Hàn Quốc vào cuối tháng 9 năm 2011, tôi có nêu nhận xét về tính cách của người Hàn Quốc qua hiện tượng lặng lẽ xếp hàng cả tiếng đồng hồ trước giờ lên máy bay. Vừa rồi, trong chuyến bay từ Bangkok đến Bắc Kinh, tôi thấy một hiện tượng khác hẳn. Khi đến pḥng đợi, tôi đă thấy rất đông người ngồi la liệt trên ghế hoặc dưới đất nói chuyện ồn ă hoặc ăn uống nhồm nhoàm. Hầu hết là người Trung Quốc. Nét nổi bật nhất là cường độ âm thanh trong giọng nói của họ. Hiếm khi tôi thấy cảnh nào ồn ào đến như vậy. Tôi muốn mở laptop ra để đọc hay viết một cái ǵ đó nhưng không có cách ǵ tập trung được.
Khi nhân viên báo tin đă đến giờ lên máy bay, tất cả mọi người đều đứng bật dậy và hối hả chạy ra giành chỗ vào cửa. Họ chen lấn nhau, xô đẩy nhau, thậm chí, la hét chửi bới nhau. Cuối cùng, mọi người cũng lên được máy bay. Trên máy bay lại diễn ra cảnh giành giật các chỗ để hành lư. Thường, máy bay nào cũng hạn chế số lượng và kích thước hành lư cầm tay. Thế nhưng không hiểu sao người ta lại có thể mang hành lư nhiều và cồng kềnh đến như vậy. Công việc cất hành lư đáng lẽ chỉ diễn ra trong vài phút, đằng này, nó kéo dài khá lâu, làm không khí trên máy bay nhốn nháo hẳn lên.
Khi đă ngồi vào ghế, người ta bắt đầu mở miệng hoặc để chuyện tṛ hoặc để căi cọ. Như một cái chợ. Đến độ tôi hoàn toàn không nghe được lời chào hoặc thông báo ǵ đó của phi hành đoàn. Tuyệt đối không nghe. Măi đến cả một, hai tiếng sau, có lẽ do thấm mệt, âm thanh trong máy bay mới bắt đầu giảm để đến lúc máy bay hạ cánh lại diễn ra cảnh giành nhau lấy hành lư. Lại căi cọ. Lại ồn ào.
Trên máy bay, tôi mở laptop ra định viết bài cho blog. Đang viết, nh́n vào màn ảnh trên laptop, thấy thấp thoáng có mặt người. Tôi quay lại, bắt quả tang một anh Tàu ngồi hàng ghế sau đang nhoài đầu ra phía trước nh́n vào màn ảnh laptop của tôi. Anh bẽn lẽn ngả người ra sau. Tôi quay lại tiếp tục viết. Nhưng lại thấy khuôn mặt của anh phản chiếu trên màn ảnh. Tôi quay lại nh́n. Anh ta lại ngả người ra sau, ngó ra ngoài cửa, nhưng không c̣n lộ vẻ ǵ bẽn lẽn nữa. Cứ thế, mỗi lần tôi viết, anh ta lại nhoài người lên ḍm. Tôi không nghĩ anh ta là công an. Làm công an, được huấn luyện để theo dơi người khác, không ai lại vụng về đến như vậy. Tôi chỉ nghĩ có lẽ anh ta là một người ṭ ṃ một cách thô bỉ vậy thôi. Nhưng không thể kiềm được sự khó chịu, tôi tắt laptop. Cả gần bốn giờ bay, do đó, chỉ ngồi thừ người nghĩ ngợi bâng quơ. Chả làm được ǵ cả.
Suốt 10 ngày ở Trung Quốc, ở đâu tôi cũng gặp hai nét tính cách ấy: chen lấn và sẵn sang xâm phạm vào sự riêng tư của người khác. Có thể nói ở Trung Quốc, ở chỗ nào có đông người chỗ ấy có chen lấn. Mà h́nh như ở Trung Quốc không nơi nào không đông người nên cảnh chen lấn dường như xuất hiện ở khắp nơi. Ngay ở các địa điểm du lịch, nơi đáng lẽ người ta cần sự thảnh thơi thoải mái và nhàn nhă, người Trung Quốc cũng chen lấn nhau. Đi dọc theo bờ Hồ Tây ở Hàng Châu, bên cạnh cảnh sông nước và cây cối tuyệt đẹp và đầy thơ mộng, mỗi vật đều gợi nhớ đến lịch sử và văn chương vốn được mọi người ngưỡng mộ cả hàng ngàn năm, họ cũng chen lấn. Ở khu phố cổ ở Thượng Hải (Miếu Thành Hoàng), nơi đáng lẽ cần sự yên tĩnh để ngắm nghía phong cách kiến trúc độc đáo truyền thống, người ta cũng chen lấn xô đẩy nhau kịch liệt. Tôi quan sát, thấy, khi đi bộ, người ta thường không bao giờ chú ư đến người khác. Họ cứ đi thẳng. Ai nhường đường, mặc, họ không một lời cám ơn. Không nhường đường th́ bị họ dùng vai đẩy dạt ra. Dĩ nhiên cũng không một lời xin lỗi. Trên chiếc thuyền chở du khách chạy dọc sông Hoàng Phố (黄浦江) ở Thượng Hải, nhóm chúng tôi an phận ngồi trên một dăy ghế ở tầng hầm, nơi tầm nh́n bị hạn chế rất nhiều. Nhưng cũng không yên. Một lúc nào đó, h́nh như ở tầng trên quá lạnh, nhiều người lại ào ào chạy xuống tầng hầm và giành ghế của người khác. Chỉ cần đứng dậy là có người chĩa đít vào giành ngay ghế của ḿnh. Bạn nói đó là ghế bạn đang ngồi ư? Họ mặc kệ, ngó đi chỗ khác và tiếp tục ngồi. Nhóm chúng tôi gồm 10 người bị cướp mất năm hay sáu ghế. Cuối cùng, mọi người đành đứng.
Ở Trung Quốc, sự riêng tư không bao giờ là một giá trị. Về chính trị, nhà cầm quyền trố mắt theo dơi mọi người ở mọi nơi và mọi lúc. Trong xă hội, ở đâu người ta cũng lom lom ḍm vào người khác. Bạn đứng chụp h́nh ư? Rất có khả năng một người nào đó dí mắt nh́n vào màn ảnh của bạn. Không phải bạn chụp h́nh ở nơi nào trọng yếu hay có ư nghĩa quân sự ǵ đâu. Ngay cả khi bạn đứng trên chiếc du thuyền chạy dọc theo bờ sông và chỉ chụp cảnh phố xá hai bên, người ta cũng nh́n. Có lẽ chỉ v́ ṭ ṃ thôi.
Đến Bắc Kinh, tôi tham gia vào một tour du lịch khá đông, khoảng 60 người. Hầu hết là người Hoa sinh sống ở nước ngoài, nhiều nhất là ở Mỹ, Canada và Úc. Có người đi từ Trung Quốc, từ Hong Kong và cũng có một số người đi từ Việt Nam, đặc biệt từ Móng Cái, vùng giáp biên giới Việt-Trung, trong những năm 1978-79. Điều đặc biệt nhất là tất cả, kể cả thanh niên sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, đều nói tiếng Quảng Đông rất giỏi. Suốt cuộc hành tŕnh, nói chuyện với nhau, tất cả đều dùng tiếng Quảng Đông. Nhóm của tôi có mấy thanh niên khoảng 30 tuổi, sinh ở Móng Cái, đến Mỹ lúc mới 2 hay 3 tuổi, hoàn toàn quên tiếng Việt, nhưng lại nói tiếng Quảng Đông rất trôi chảy. Và có vẻ rất thích nói tiếng Quảng Đông với bạn bè trong nhóm. Dường như người ta có chút tự hào khi nói tiếng Tàu. Đó là điều tôi ít thấy trong cộng đồng người Việt. Trẻ em Việt Nam ở hải ngoại, ngay cả khi có thể nói tiếng Việt lưu loát, vẫn có khuynh hướng dùng tiếng Anh hơn tiếng Việt.
Tuy nhiên ngay cả người Hoa ở ngoại quốc về cũng bị kỳ thị. Khi đoàn du lịch đến ở khách sạn, hầu hết là khách sạn thật sang, thuộc loại 5 sao, tôi để ư thấy tất cả các tủ lạnh trong pḥng đều bị khoá chặt. Hỏi, người ta đáp: Sợ bị ăn trộm. Buổi sáng, theo kế hoạch, đoàn thường lên đường vào lúc 7 giờ. Khách sạn đ̣i mọi người phải trả ch́a khoá trễ nhất là lúc 6 giờ. Lư do: khách sạn cần khoảng một tiếng để kiểm tra pḥng xem có bị mất trộm ǵ không. Nhiều người kể, ở khách sạn, hở cái ǵ là mất ngay cái ấy. Rượu bia để trong tủ lạnh: mất. Đồng hồ báo thức để trên đầu giường: mất. Có khi cả điện thoại cũng bị mất. Khách sạn đành áp dụng chiến thuật cẩn tắc vô áy náy: Khoá tủ lạnh và đuổi khách ra khỏi pḥng một tiếng để kiểm tra trước khi để họ rời khỏi khách sạn.
Thú thực tôi không có số liệu về nạn trộm cắp ở Trung Quốc. Có điều, trong suốt chuyến du lịch, điều hướng dẫn viên dặn ḍ nhiều nhất, dặn đi dặn lại, là phải coi chừng bị mất trộm. Túi xách của phụ nữ phải đeo trước bụng, không được kè kè bên hông. Giấy tờ và ví tiền phải để chỗ kín đáo, không được để túi quần sau, rất dễ bị móc.
Trong các nhà vệ sinh công cộng, người ta không dám để giấy v́ sợ trộm, đă đành. Trong hầu hết các nhà hàng, ngay cả những nhà hàng có vẻ rất sang trọng và nghe nói rất nổi tiếng, cũng không có khăn giấy trên bàn. Khi dọn thức ăn, người ta mới phát cho mỗi người một cái khăn giấy nhỏ xíu và mỏng lét. Có nơi c̣n đ̣i tiền: một miếng khăn giấy là một đồng nhân dân tệ.
Không phải tại khăn giấy khan hiếm. Chỉ tại người ta sợ ăn cắp: để ra bao nhiêu là mất bấy nhiêu.
Nói đến người Tàu, tự nhiên tôi sực nhớ một đồng nghiệp cũ. Chị có bằng tiến sĩ, dạy đại học, nghe nói dạy khá giỏi, nhưng tính nết th́ rất quái gở: Lúc nào chị cũng nghi ngờ người khác. Chị thường xuyên khiếu nại hay than phiền là có ai đó lén vào pḥng chị, lục lọi computer của chị. Có lần, tôi muốn vào pḥng chị để bàn bạc một số công việc trong Khoa. Tôi gơ cửa. Có tiếng mở cửa lách tách, tôi biết là chị khoá bên trong. Tôi vừa bước vào, chưa kịp ngồi xuống ghế, đă thấy chị nhoài người ra ngoài, nh́n quanh, rồi khoá hẳn cửa lại. Tôi hơi giật ḿnh. Thường, ở đại học, không ai khoá cửa kiểu như vậy. Ngay cả việc khép cửa cũng hoạ hoằn. Sau đó, tôi kể cho một số đồng nghiệp nghe. Mọi người cười ầm: Họ cũng từng có kinh nghiệm y như vậy. Và người ta cố t́m lời giải thích: có lẽ là do ảnh hưởng từ thời cách mạng văn hoá, lúc mọi người t́m cách hăm hại nhau. Và không ai tin ai cả.
Kể những điều trên, tôi không có hàm ư miệt thị người Tàu. Không. Tôi biết trong lịch sử có vô số người Tàu vĩ đại. Vĩ đại về trí tuệ. Vĩ đại về tài năng. Và vĩ đại về tính cách. Hiện nay, chắc chắn cũng có vô số người Tàu ưu tú và khả kính, tạo thành một tầng lớp tinh hoa không thua kém ở bất cứ đâu khác. Những nhận xét ở trên, thật ra, chỉ giới hạn trong tầng lớp những người b́nh thường mà ai cũg có thể gặp gỡ hang ngày. Ở mọi nơi.
Họ chỉ là đám b́nh dân. Có điều, b́nh dân bao giờ cũng đông đảo. Chính họ tạo nên diện mạo của một xă hội.
Để trở thành một siêu cường thực sự, điều Trung Quốc cần làm đầu tiên và cũng mất nhiều thời gian nhất chính là cải tạo cái khối b́nh dân đông đảo ấy. Có lẽ chính quyền Trung Quốc cũng ư thức được điều ấy. Ở đâu tôi cũng thấy bảng hiệu nhắc nhở người ta làm người văn minh và có văn hoá.
Nhưng nói là một chuyện. Làm được hay không lại là chuyện khác.
Cũng như ở Việt Nam vậy thôi.
-- yenngo088

Old Shanghai Shopping Mall Pictures, Images and Photos



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 rongchoi123
 member

 REF: 628708
 03/15/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Đất nước ăn trộm chó!

LS. Lê Quốc Quân
-
Tôi suy nghĩ nhiều lắm khi đặt cái tít bài này. V́ dán nhăn một đất nước ăn trộm chó th́ ḿnh cũng khác nào thằng bắt chó. Nhưng đó là câu nói của thằng em họ tối qua khi nó mất đến con chó thứ 4, Những kẻ lưu manh lạ lùng trong xă hội này ngang nhiên cướp chó ngay giữa thanh thiên bạch nhật.
Bọn cướp dùng dây phanh làm một cái tḥng lọng và tung vào cổ chó. Kẻ đằng trước rú ga, con chó chống cự lại đến mức tất cả chân của nó trượt trên đường, bật máu, sau đó nó quỳ xuống, đầu gối lết trên mặt đường đá khô khốc, máu bật ra và nước mắt chảy. Khi lịm đi th́ bọn cướp giật lên, ôm ngang người và bỏ chó vào bao tải.
Cậu em nh́n thấy liền lấy xe máy phóng lao theo, rượt theo lên đoạn cánh đồng làng trên, bọn trộm chó dừng xe, rút kiếm ra và vẫy cậu em lại. Thương chó lắm, nhưng nó đành lau nước mắt và quay xe. Nó bảo thương con chó vô cùng, đau buồn đến nỗi nghĩ đến chuyện uống thuốc tự tử hoặc tự ḿnh làm một quả bom nổ tung xác.
Gọi nhờ tư vấn, nó bảo: “Anh Quân ơi, tồn tại làm chi giữa đất nước ăn trộm chó này nữa”. Tôi bảo b́nh tĩnh v́ nếu không mấy thằng phản động sẽ cười vào mũi nó, nói: “làm cách mạng ǵ cái ngữ mày, mất có con chó quèn mà cũng dọa ôm bom lên ủy ban”. Thực tâm, thằng em chỉ muốn có chế độ mới không có kẻ trộm chó. Nó bảo ngày xưa Lăo Hạc, Chị Dậu đói khổ đến mấy, nuôi được con chó vẫn có thể bán kiếm tiền. C̣n bây giờ ông Nam trong làng nghèo, neo đơn, chỉ có con chó làm bạn mà cũng vưà bị câu mất cách đây 3 tuần.
.


Theo nó, bắt trộm chó giờ đă trở thành phổ biến, trải dài từ thành thị đến nông thôn, từ vùng đồng bằng đến miền núi. Đêm đêm kẻ trộm chà đi xát lại những vùng quê miền trung nghèo đói, xác xơ để t́m cách bắt chó. Nó bắt của người khá giả lẫn cả những người mà tài sản chỉ có một con chó. Chúng đi xe máy, rồ ga, ṿng đi ṿng lại, kích thích chó trong nhà lao ra sủa, khi đó nó sẽ tung dây tḥng lọng ra xiết cổ lôi đi. Nếu chó khỏe, tỳ chân chống cự lại th́ vung gậy sắt quật ngang mơm, chó bất tỉnh ngay lập tức và chúng bắt bỏ vào bao tải. Chú Kiên có con chó 40 cân, sợ không kéo đi được nên bọn chúng dùng thuốc để đánh bả. Thuốc độc mua từ Trung Quốc, 250 ngàn một viên rất nhỏ dùng đánh được cả mấy tạ chó. Chó chết người việt cũng ăn tất !
Không chỉ ăn trộm ở trong nước, kẻ trộm chó c̣n sang tận lào bắt hết chó Lào, chó ở Lào ít đi, Bọn trộm chó lại tràn sang bắt cả chó ở Thái Lan. Là đất nước theo đạo Phật, người Thái quư trọng và không bao giờ ăn thịt chó. V́ vậy, Chính quyền Thái đă bắt bỏ tù một số kẻ chuyên đi bắt trộm chó xuyên quốc gia. Nhưng những kẻ trộm chó người Việt vẫn chui lủi đi đập chó và vớt chó chết ở khắp vùng Đông Bắc Thái Lan.
Năm 1996, tôi gặp 1 khách du lịch Mexico anh ấy bảo: “Người Việt Nam vui vẻ nhưng sao họ cứ bắt chó nhốt trong lồng vậy. Những con chó đó đi đâu ? ”. 15 năm trôi qua, hôm nay qua mạng facebook cô bạn người Anh kiên quyết nói không bao giờ đi du lịch Việt Nam nữa: “V́ những ánh mắt khẩn nài của các con chó sắp chết bị chở đi trên đường phố cứ ám ảnh măi”
Đă bao giờ bạn nuôi chó hoặc nh́n sâu vào ánh mắt của một con chó quư chưa ? Nếu rồi, chắc bạn sẽ thấy sự khốn nạn của những tay trộm chó. Nhưng khốn nạn hơn là cơ chế nào để tạo ra những con người lương thiện Việt nam năm nào đă trở thành những kẻ ăn trộm chó lạnh lùng, thản nhiên. Có tên trộm bị dân đập chết, đốt xác, coi mạng người như mạng chó nhưng vẫn tiếp tục có nhiều người ăn cướp chó.
It đứa suy nghĩ sâu như thằng em họ. Nó bảo rơ ràng Chính quyền xă nó bảo kê cho bọn trộm chó. Nó bảo v́ có những quan chức ăn cắp hàng tỷ đồng mà vẫn lên TV giảng đạo đức “oách” cho nên bọn trộm chó nó nghĩ ḿnh tội trộm chó chỉ bằng trộm cái lông chân của dân nên cũng nhơn nhơn, thách thức. Nó bảo công an xă bảo kê v́ có những chủ vựa chó trộm xây được nhà lầu, đào hầm ngầm để nhốt chó trộm ngay trong xă cứ 2 ngày xuất đi Hà Nội một chuyến hàng trăm con, dân biết hết mà Chính quyền vẫn làm ngơ. Sau đó nó trầm tư: “làm sao mà có được cái tḥng lọng để trặc cổ chính quyền xă như trặc chó”.
Tôi can, b́nh tĩnh, b́nh tĩnh !



 

 huutrinon
 member

 REF: 628808
 03/17/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Chào các bạn,RC123,
Thường,mỗi khi ai nói tới khuyết điểm của người VN,nước VN,th́ tôi vẫn có thể đưa lên ít nhiều điểm fản bác lại,để cố giữ thăng bằng cán cân!Kỳ này,với đề tài trộm chó,ăn thịt chó này,chắc có lẽ bị RC123 chiếu bí mất!...Có 1 lần,trên đường đi ra Phan Rang,có 2 tên bắt chó như kiểu RC thuật lại vậy! Chuyện xẩy ra trên Quốc lộ I,cách tôi 1 đoạn khoảng 20 mét,2 tên đi Honda,với đầy đủ những đồ nghề của những tay trộm chó!Tụi nó kéo lê con chó trên mặt đường với ṿng bắt chó,trước mặt đông người,thanh thiên bạch nhật,coi trời bằng vung!...Bản thân tôi,bị mất 2 con chó,2 lần khác nhau (cũng ít kílô thôi,nhưng 2 con chó tôi đẹp và khôn lắm!),nên nói tới chuyện ăn trộm chó, và nhất là ăn thịt chó là tui nóng mũi lên liền!...Cũng tại du nhập fong tục,tập quán ngoại lai (từ Tàu) như khi xưa, chúng ta đă từng du nhập văn hóa Tây Fương,bị chỉ trích wá chời luôn !(nhất là nhảy đầm,giờ họ gọi theo danh từ văn minh tiến bộ là múa...).Dưới đây là 1 vài h́nh ảnh của những anh hùng xực chó :

Lúc đắc thắng :


Lúc thất thế (ăn trộm chó,bị bắt) :


GC : Các bạn mà bàn nữa,tui nói tới bến luôn!Chưa hết chiện đâu nhe.


 

 huutrinon
 member

 REF: 628829
 03/17/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
DLan,
DL nhậu thịt chó hả? Ghé wa anh HTN,có 2 chai vodka Hà Nội :

Vodka Hà Nội,đỏ,xanh trời :


Vodka Hà Nội quảng cáo rất tượng h́nh,cô đỏ (chai đỏ),cô xanh(chai xanh) :


Mồi th́ đây,không biết gà hay chó,hên xui :




 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network