Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Chứng Minh Lịch Sử về Trường Sa giữa VN & TQ !

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 duyquocnv
 member

 ID 33802
 12/10/2007



Chứng Minh Lịch Sử về Trường Sa giữa VN & TQ !
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Tôi xin gởi đến các bạn 1 số tư liệu và ư kiến về Trướng Sa. Mong rằng tư liệu này sẻ bổ sung thêm phần nào hiểu biết thấu đáo về Trường Sa đến với mọi người. . !
- là một người luôn nghĩ về tổ quốc. .tôi kg biết làm ǵ đây cho tổ quốc ḿnh trong trường hợp như thế này. . . buồn !

Chứng Minh Lịch Sử về Trường Sa giữa VN & TQ !




Quyết định của Quốc vụ viện Trung Quốc thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lư ba quần đảo, trong đó có quần đảo Tây Sa và Nam Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, là hành động ngang ngược, bất chấp lẽ phải, chà đạp lên sự thật lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo ấy.

Tỉnh Hải Nam được Trung Quốc chính thức thành lập năm 1988
Luận điểm đầu tiên của chính quyền tỉnh Quảng Đông khi công khai khảo sát Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa vào năm 1909, là cho rằng quần đảo "Tây Sa" là đất vô chủ (res nullius), hải quân tỉnh Quảng Đông cắm cờ trên đảo và bắn 21 phát súng đại bác tại một số đảo ở Hoàng Sa năm 1909.

Sau khi dùng vũ lực một cách bất hợp pháp cưỡng chiếm Hoàng Sa vào trung tuần tháng giêng năm 1974, Trung Quốc đă cố gắng t́m kiếm tài liệu để cố gán ghép bằng cách cắt xén, nếu cần th́ xuyên tạc với sự đóng góp của các nhà học giả như Sử Lệ Tổ đưa ra luận điểm cho rằng "các đảo Nam Hải từ cổ xưa đến nay là lănh thổ Trung Quốc", do nhân dân Trung Quốc "phát hiện sớm nhất", "kinh doanh sớm nhất", do chính phủ các triều đại Trung Quốc "quản hạt sớm nhất" và viện dẫn nhiều tài liệu lịch sử mang tính suy diễn để dẫn chứng (Quang Minh Nhật Báo, 24-11-1975).

Những luận cứ cố gán ghép

* Những tư liệu phương Tây xác nhận về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:



- Nhật kư trên tàu Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam.

- Le mémoire sur la Cochinchine của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) viết vào những năm cuối đời Gia Long (hoàn tất năm 1820) đă khẳng định năm 1816 vua Gia Long đă xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels.

- An Nam Đại Quốc Họa Đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Cát Vàng (Hoàng Sa) là Paracels và nằm trong vùng biển của Việt Nam.

- The Journal of the Asiatic Society of Bengal, Vol. VI đă đăng bài của giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels).

- The Journal of the Geographycal Society of London (năm 1849) GutzLaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels...

Để minh chứng cho sự xác lập chủ quyền của ḿnh ở Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc lại cũng đưa ra những luận điểm được coi là "vững mạnh nhất" như sau:

1.

Trung Quốc khẳng định các đảo Nam Hải đă thuộc phạm vi quản hạt của Trung Quốc từ năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường năm 789. Đúng sử sách Trung Quốc như sách Chư Phiên Chí của Triệu Nhữ Quát có chép những thay đổi về qui chế hành chính từ đời Hán đến đời Tống, trong đó có việc Quỳnh Sơn, một quận của đảo Hải Nam thời đó (xin nhấn mạnh) - sau thuộc thành phố Hải Khẩu - được đặt thành "phủ đô đốc" vào năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường, tức năm 789.

Nhưng qua các sách Đường Thư, Thái B́nh Hoàn Vũ Kư, Dư Địa Kỷ Thăng (1221), Quảng Đông Thông Chí (1842) th́ vào năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường tại đảo Hải Nam chỉ thấy có chuyện kể viên đô đốc nhà Đường là Lư Phục mang quân sang lấy lại đảo Hải Nam sau hơn 100 năm dân bản địa nổi dậy làm chủ đảo và xin vua Đường đặt phủ đô đốc ở quận Quỳnh Sơn, không hề có chuyện "sáp nhập bất kỳ đảo ở biển Nam Trung Hoa vào đảo Hải Nam".

2.

Trung Quốc phái thủy quân đi "tuần tiễu", Trung Quốc đă viện dẫn các sự kiện để chứng minh. Trước hết về luận cứ "phái thủy quân tuần tiễu cương giới biển", luận chứng của nhóm Hàn Chấn Hoa chỉ dựa vào một đoạn trong sách Vũ Kinh Tổng Yếu, song những đoạn văn này hoàn toàn không chứng minh được lập luận "Trung Quốc phái thủy quân tuần tiễu quần đảo Tây Sa bắt đầu đời Tống".

Nhóm Hàn Chấn Hoa đă cố gán ghép hai đoạn văn vào với nhau gồm đoạn văn nói về lộ tŕnh "Từ đồn Môn Sơn đến các nước Đại Thực, Phật Sư Tử, Thiên Trúc" tiếp liền vào đoạn văn đầu viết về "đặt dinh lũy thủy quân tuần tiễu ở hai cửa biển Đông và Tây". Điều này không đúng với nguyên bản Vũ Kinh Tổng Yếu. Đây chỉ là sự cố gán ghép "đầu Ngô ḿnh Sở" để cố minh chứng việc tuần tiễu thủy quân đời Tống qua đất "Cửu Nhũ Loa Châu" mà nhóm này cho là Tây Sa.

C̣n việc tuần tiễu của Ngô Thăng, trước hết t́m hiểu vị trí các địa danh trên, chúng ta được biết Quỳnh Nhai là thủ phủ Quỳnh Châu ở phía bắc đảo Hải Nam, Đồng Cổ là quả núi cao 339m ở phía đông bắc đảo Hải Nam, Thất Châu Dương là phía đông đảo Hải Nam, Tư Canh Sa là băi cát phía tây đảo Hải Nam. Đây chỉ là cuộc tuần tiễu của Ngô Thăng quanh đảo Hải Nam, chứ không đến Tây Sa, nên nhớ rằng Thất Châu Dương ở phía đông đảo Hải Nam nên không hề là Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt Nam, vốn cách Hải Nam hơn 350 hải lư về phía đông nam.

3.

Các đảo Nam Hải đă được vẽ vào bản đồ Trung Quốc. Các tác giả bộ sưu tập do Hàn Chấn Hoa chủ biên cũng rất "công phu" đưa ra 13 bản đồ và chia làm hai loại. Một loại là bản đồ Trung Quốc thời Minh Thanh có vẽ các đảo Nam Hải. Một loại khác là bản đồ Trung Quốc thời Minh Thanh và các nước phiên thuộc, cũng có vẽ các đảo Nam Hải.

Bằng chứng thuyết phục


Máy bay Trung Quốc ở Hoàng Sa. Hiện Trung Quốc đă tổ chức tour du lịch tham quan Hoàng Sa chỉ dành cho người Trung Quốc!


Có rất nhiều bản đồ chính thức của Trung Quốc từ đời Nguyên, Minh đến Thanh, trong đó có bản đồ ấn bản gần thời điểm có tranh chấp như bản đồ Đại Thanh Đế Quốc trong Đại Thanh Đế Quốc toàn đồ, xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ tư năm 1910 đă vẽ cực nam của lănh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không vẽ bất cứ hải đảo nào khác ở biển Đông.

Bản đồ Hoàng Triều Nhất Thống dư địa tổng đồ trong cuốn Hoàng Thanh Nhất Thống dư địa toàn đồ xuất bản năm Quang Tự 20 (1894) đă ghi rơ cực nam lănh thổ Trung Quốc là Nhai Châu, phủ Quỳnh Châu, Quảng Đông ở 18 độ 30 phút Bắc, trong khi Tây Sa hay Hoàng Sa được Trung Quốc đặt tên, có đảo ở vị trí cao nhất là 17 độ 5 phút. Điều này chứng tỏ Tây Sa hay Hoàng Sa chưa hề là lănh thổ của Trung Quốc.

Trong khi đó, ngay tài liệu của chính người Trung Quốc như Hải Ngoại Kư Sự của Thích Đại Sán đă cho biết Chúa Nguyễn sai thuyền khai thác các sản vật từ các tàu bị đắm ở Vạn Lư Trường Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Các tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đă xuất hiện liên tục qua các đời: từ đầu thời Chúa Nguyễn (tức đầu thế kỷ XVII), sang thời Tây Sơn rồi tới triều Nguyễn (từ vua Gia Long), Việt Nam có khoảng gần 30 tư liệu các loại, đă khẳng định chủ quyền của Việt Nam hết sức rơ ràng.

Thời kỳ Đại Việt, từ thời kỳ Nam Bắc phân tranh và thời Tây Sơn, nguồn tư liệu về Hoàng Sa hầu như chỉ c̣n lại tư liệu của chính quyền họ Trịnh ở Bắc Hà, chủ yếu là Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, năm 1686, trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ bản đồ và Phủ Biên Tạp Lục, năm 1776 của Lê Quư Đôn.

Trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư hay Toản Tập An Nam Lộ, năm 1686 có bản đồ là tài liệu xưa nhất, ghi rơ hàng năm họ Nguyễn đưa 18 chiến thuyền đến khai thác ở Băi Cát Vàng. C̣n tài liệu trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quư Đôn, năm 1776 là tài liệu cổ, mô tả kỹ càng nhất về Hoàng Sa, quyển 2 có hai đoạn văn đề cập đến việc Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của Đại Việt tại Hoàng Sa bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

Sang thời kỳ triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1909, có rất nhiều tài liệu chính sử minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

- Dư Địa Chí trong bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833). Nội dung về Hoàng Sa của hai cuốn sách trên có nhiều điểm tương tự như trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quư Đôn cuối thế kỷ XVIII.

- Đại Nam Thực Lục phần tiền biên, quyển 10 (soạn năm 1821, khắc in năm 1844) tiếp tục khẳng định việc xác lập chủ quyền của Đại Việt cũng bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

- Đại Nam Thực Lục Chính biên đệ nhất kỷ (khắc in năm 1848); đệ nhị kỷ (khắc in xong năm 1864); đệ tam kỷ (khắc in xong năm 1879) có cả thảy 11 đoạn viết về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều nội dung mới, phong phú, rất cụ thể về sự tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Tài liệu rất quí giá là châu bản triều Nguyễn (thế kỷ XIX), hiện đang được lưu trữ tại kho lưu trữ trung ương 1 ở Hà Nội. Ở đó người ta t́m thấy những bản tấu, phúc tấu của các đ́nh thần các bộ như Bộ Công, và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc văng thám, đo đạc, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc... Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có chỉ đ́nh hoăn kỳ văng thám, sau đó lại tiếp tục.

- Trong bộ sách Đại Nam Nhất Thống Chí (1882 soạn xong, 1910 soạn lại lần hai và khắc in) xác định Hoàng Sa thuộc về tỉnh Quảng Ngăi và tiếp tục khẳng định hoạt động đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản...

Ngoài ra các bản đồ cổ của Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đều vẽ Băi Cát Vàng hay Hoàng Sa và Vạn Lư Trường Sa trong cương vực của Việt Nam.

Về những tư liệu của Trung Quốc và phương Tây minh chứng chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người ta thấy:

- Hải Ngoại Kư Sự của Thích Đại Sán (người Trung Quốc) năm 1696. Trong quyển 3 của Hải Ngoại Kư Sự đă nói đến Vạn Lư Trường Sa khẳng định Chúa Nguyễn đă sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lư Trường Sa.

- Các bản đồ cổ Trung Quốc do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước đều minh chứng Tây Sa và Nam Sa không thuộc về Trung Quốc.

Khảo sát tất cả bản đồ cổ của Trung Quốc từ năm 1909 trở về trước, người ta thấy tất cả bản đồ cổ nước Trung Quốc do người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào có ghi các quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Tất cả bản đồ cổ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của biên giới phía nam của Trung Quốc.

Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa tháng 1-1974, nhiều đoàn khảo cổ Trung Quốc đến các đảo thuộc quần đảo này và gọi là “phát hiện” nhiều cổ vật như tiền cổ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên các ḥn đảo này, song đều không có giá trị ǵ để minh xác chủ quyền Trung Quốc, trái lại họ lại phát hiện ở mặt bắc ngôi miếu “Hoàng Sa Tự” ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm (Ile Boisée), lại là bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam.



( Theo TS NGUYỄN NHĂ )





Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 duyquocnv
 member

 REF: 267493
 12/10/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
c̣n nửa ! đất nước của chúng ta xưa nay có câu " tứ ải Nam Quan đến mủi Cá Mau"
-xong câu đó c̣n thích hợp nửa kg. . ải Nam Quan đâu rồi. .TQ đă lấy rồi thưa các bạn
- Cái mà nhà nước ta gọi là t́nh anh em là vậy đó. .
Thật là buồn.


 

 hanviparis
 member

 REF: 267533
 12/10/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Chào anh,
Buồn quá phải không anh...
Hân Vi cung có cái buồn như anh khi nghe tin này...

Người Việt Nam có thể nhắm mắt trước những hành động có tính cách xâm lược rơ rệt này ?
Ḿnh đă mất Ải Nam Quan, mất thác Bản Giốc và nhiều vùng đất biên giới trên đất liền sau khi bị Trung Cộng chiếm từ năm 1979, nay lại t́nh trạng mất thêm các vùng quần đảo lại được Trung Quốc chính thức hóa trước con mắt thế giới.

Hân Vi được biết, trong bất cứ cuộc tranh chấp lănh thổ và hải phận nào, một quốc gia bị xâm phạm có thể dùng quân đội chiếm lại những vùng đă bị nước khác chiếm đóng. Nhưng khi biết ḿnh thế yếu, th́ quốc gia bị thiệt tḥi phải thưa kiện nước xâm lăng trước ṭa án quốc tế. Trước ṭa án, chúng ta phải dẫn chứng những bằng cớ trong lịch sử cho thấy vùng đất và vùng biển đă từng thuộc nước ḿnh từ nhiều thế kỷ. Về mặt này, (như anh đă nói trên) th́ Việt Nam có rất nhiều bằng cớ vững chắc... Nhưng sao thế ?
Nước mắt, máu và mồ hôi của người Việt Nam đă thấm trên các ḥn đảo này từ nhiều thế kỷ... đành sao ?

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket
Thác Bản Giốc nay đă nằm trong lănh thổ Trung Quốc.

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket
Ải Nam Quan đă rơi vào tay Trung Quốc.


 

 tranquocdu1983
 member

 REF: 267753
 12/11/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Nói ra thêm buồn các bạn à! Nước bé là thế.


 

 aka47
 member

 REF: 267757
 12/11/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Theo sử liệu của Pháp từ thế kỷ thứ 18 khi Pháp nhúng tay phân định ranh giới phía Bắc th́ Ải Nam Quan thuộc về ...Trung Quốc các Bạn ạ.

Rơ ràng nhất khi đặt tên Ải Nam Quan , th́ chính Trung Quốc đặt tên này chứ không phải VN.

Nếu VN đặt tên này th́ phải gọi là Ải Bắc Quan v́ ta ở phía Nam.

Nhà nước ta căn cứ vào sử liệu để phân chia rơ ràng về biên giới . Ta mất xuống 1km...Bù lại ta lấn qua phía CamPuChia 1km 1.

Dân CamPuchia cũng đang la hét chính phủ họ tại sao lại cắt đất cho ta.

Tất cả đều có lư do cả.

hihii


 

 apollo
 member

 REF: 270206
 12/16/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Lư luận như chị AK th́ cứ cái ǵ có chữ " nam" là của Tàu hết sao? Thời đại Liên Hiệp Quốc, thế kỷ của Tự Do, Dân Chủ và Thông Tin c̣n có chuyện " Cá lớn nuốt cá bé " sao? Vậy là nước bé ta phải khôn và khéo thế nào để khỏi cảnh mất đất mất đảo mất nươc? Nên nhớ Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc niện nay thộc về nước Âu Lạc ngày xưa! Chứ đừng nói đến ải Nam Quan hay thác Bản Dốc!

 

 apollo
 member

 REF: 270214
 12/16/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Một câu hỏi lớn trong lịch sử Việt Nam đă được mọi người trong thời gian gần đây đặt ra là "Ải Nam Quan có thật sự là của Việt Nam hay của Tàu ?". Câu nói "nước Việt Nam ta kéo dài từ Ải Nam Quan cho đến Mũi Cà Mau" là câu nói đúng lịch sử hay là câu nói nhận vơ bậy cái Ải Quan của nước khác (Trung Hoa) rồi tự nhận xằng là của Việt Nam ta ?

Sau đây là đoạn sử quan trọng trong Việt Sử Toàn Thư (và 1 số sách khác có nói đến đoạn này) để chứng minh ẢI NAM QUAN đă từng thuộc Tổ Tiên của chúng ta. Tác giả xin trích nguyên văn : Vào ngày 21 tháng Chạp năm Giáp Thân (1284), quân Mông Cổ huy động 50 vạn binh sĩ cùng với các danh tướng như : Tả Thừa Lư Hằng, B́nh Chương A Thích, B́nh Chương A Lư Hải Nha để sang xâm chiếm nước ta. Tổng chỉ huy là thái tử Thoát Hoan. Phụ tá cho Thoát Hoan là Thượng tướng Ô Mă Nhi và Toa Đô.

Quân bản bộ của Thoát Hoan đến Cửa Nam Quan th́ ngừng lại. Thoát Hoan phái Bá Tổng A Lư mang thư qua nói : "Bản súy chỉ nhờ đường Nam Quốc qua đánh Chiêm Thành, chứ không có bụng ǵ đâu mà ngại. Nên mở cửa cho bản súy đi và đến đâu chỉ nhờ giúp ít nhiều lương thảo, khi phá xong Chiêm Thành sẽ có trọng tạ. Nhược bằng kháng cự thiên binh, bản súy sẽ không dong t́nh, bờ cơi sẽ tan hoang, lúc đó có hối cũng đă muộn". (trích nguyên văn, Việt Sử Toàn Thư, tác giả Phạm Văn Sơn, trang 183. Có thể kiểm chứng trang 183 ở ấn bản điện tử : www.vnet.org)

Qua đoạn sử trên của bộ Việt Sử Toàn Thư chúng ta thấy rất rơ là Việt Nam tổ tiên chúng ta đă từng làm chủ Ải Nam Quan. Quân Tàu muốn qua cửa th́ phải viết thư xin phép tổ tiên chúng ta để mở cửa cho đi qua. Qua đoạn sử này, tác giả thấy rơ ràng câu "nước Việt Nam ta kéo dài từ Ải Nam Quan cho đến Mũi Cà Mau" là câu nói hoàn toàn đúng đắn về mặt lịch sử. Tức là cho tới năm 1284, dân Việt Nam ta đă làm chủ Ải Nam Quan. Đến thời Lê Lợi th́ tướng giữ ải Pha Lũy (chính là Ải Nam Quan) là Trần Lựu. Nếu ải không là của Việt Nam th́ cần ǵ phải cử 1 tướng quân để giữ cái ải này.

Thêm nữa, đại Văn Hào Nguyễn Du (vào ngày 06-04 Quí Dậu-tức 06-05-1813, và khi đi sứ về ngày 29-03 Giáp Tuất-tức là ngày 18-05-1814), khi đi sứ qua Ải Nam Quan đă cảm tác bài thơ Trấn Nam Quan trong Bắc Hành Tạp Lục. Bắc Hành Tạp Lục gồm 110 đề mục, và v́ có nhiều đề mục thi sĩ Nguyễn Du sáng tác hai bài thơ, nên có tất cả 120 bài thơ chữ Nho, trong đó có hai bài Nguyễn Du viết về tâm sự của ḿnh khi tiến qua ải Nam Quan để vào đất Trung Hoa. Đó là bài "Nam Quan đạo trung" và "Trấn Nam Quan". Riêng bài "Trấn Nam Quan" nói rơ biên giới giữa nước ta và Trung Hoa nằm ngay nơi mặt ải. Nguyên văn bài thơ như sau :

Trấn Nam Quan

"Lư Trần cựu sự yểu nan tầm,
Tam bách niên lai trực đáo câm (kim).
Lưỡng quốc b́nh phân cô lũy diện,
Nhất quan hùng trấn vạn sơn tâm.
Địa thiên mỗi vị truyền văn ngộ,
Thiên cận tài tri giáng trạch thâm..
Đế khuyết hồi đầu bích vân biểu,
Quân thiều nhĩ bạn hữu dư âm."

(bản dịch của Đỗ Văn Hỷ-tr.279-sách Địa Chí Lạng Sơn) :

Lư-Trần việc cũ dấu phai mờ
Năm đă ba trăm kể đến giờ
Muôn núi ải quan nằm chính giữa
Một thành Hoa-Việt vạch đôi bờ
Trời đất mới biết ơn sao nặng
Ddất hẹp xui nên chuyện hóa ngờ
Mây biếc quay nh́n nơi cửa khuyết
Nhạc Thiều văng vẳng tiếng xa đưa

Qua bài thơ này đă chứng tỏ Trấn Nam Quan đă thuộc nhà Lư-Trần và nó có cách đó khoảng 300 năm tức là khoảng năm 1513. Tức là Trấn Nam Quan có trước thời Gia Tĩnh Triều Minh (1522-1560). Ngoài ra nó c̣n cho ta biết, bức tường thành chính là biên giới phân cách Việt-Trung vào thời đó.

Cuốn Việt Sử Tân Biên của sử gia Phạm Văn Sơn, tập 2, trang 393 có in lại 1 bản đồ mệnh danh là "Đại Việt Quốc Tổng Lăm Đồ" đă có ghi rơ ràng Ải Phá Lũy (tức Ải Nam Quan) nằm ở phía Bắc-Đông Bắc của bản đồ (Bản đồ này là của ông Thái Văm Kiểm tặng cho sử gia Phạm Văn Sơn). Bản đồ này cũng đă được đăng lại trong bộ sách Việt Sử Khảo Luận của L/S Hoàng Cơ Thụy (Cuốn 1, trang 501-Nhà xuất bản Nam Á -Paris 2002-địa chỉ 44 Avenue D'Ivry 75013 Paris).
Lịch Sử Ải Nam Quan theo các thời kỳ :

Vào thế kỷ 19, nhà bác học Lê Quư Đôn đă viết trong Vân Đài Loại Ngữ, ở điều 81 ghi rơ : "Phía bắc nước ta giáp với Trung Quốc có 3 cửa ải :
Mạn trên có Thủy khẩu quan thuộc tỉnh Cao Bằng
Mạn giữa có B́nh nhi quan thuộc huyện Thất Khê
Mạn dưới có Trấn Nam quan (có lúc gọi là ải Pha Lũy, Trâ'n Nam Giao, Mục Môn Quan, Ải Nam Quan, hay Hữu Nghị Quan) thuộc tỉnh Lạng Sơn.
Ba cửa ải ấy là nơi quan hệ trọng yếu để ngăn ngừa quân địch".

Ải Nam Quan là nơi đă từng diễn ra và chứng kiến nhiều cảnh tang thương và hùng tráng trong suốt thời gian của Việt sử nghĩa là từ thời nước ta lập quốc cho tới nay.

Năm 40 Tây Lịch, Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Đông Hán, Nam Quan đă là cửa ngơ xâm lược của viên tướng Mă Viện. Và năm đó, Ải Nam Quan cũng đánh dấu nhiều chiến công huy-hoàng của dân-tộc Việt bất khuất như Thái thú Tô Định bị nghĩa quân của Hai Bà Trưng đánh đuổi phải bỏ chạy về Tàu qua ngả Nam Quan. Năm 981 vua Lê Đại Hành đă chém đầu Hầu Nhân Bảo và đánh đuổi tàn quân nhà Tống ở cửa Nam Quan.

Đời nhà Lư, năm 1060, quân xâm lược nhà Tống lại bị chận đánh ở Nam Quan và Lạng Châu tức Lạng Sơn. Bấy giờ Châu-mục Thân Thiệu Thái từng đánh sang Châu Ung bên Trung-quốc bắt sống Chỉ huy sứ Dương Bảo Tài, chưa kể sau đó là các chiến công phá Tống oanh liệt của Lư Thường Kiệt nữa.

Năm 1285, Đời nhà Trần, năm 1285 Trấn Nam Vương Thoát-Hoan phải nhục nhă chui vào ống đồng trốn chạy về Tàu qua ải Pha-Lũy tức Ải Nam Quan.

Năm 1427, Liễu Thăng bị phục binh của nghĩa quân B́nh Định-Vương Lê Lợi chém chết ở Đảo Mă-Pha (G̣ Té Ngựa) thuộc ải Chi-Lăng, ở về phía nam cửa Nam Quan khoảng 50 km và tàn quân Minh cũng phải theo cửa Nam Quan mà trốn chạy về nước.

Thời Lê Thánh Tông (1460 -1497), nhà vua cho tu bổ lại Đoàn Thành (Lạng Sơn), xây dựng lại các ải lớn, đặt 4 trạm dịch trên đất Lạng Sơn : Pha Lũy (Phia Lũy-theo tiếng địa phương), Mai Pha, Nhân Lư, Chi Lăng. Quy định của nhà nước là : chỉ có sứ bộ mới được đi qua ải Pha Lũy (sau này là Ải Nam Quan), c̣n những người bị tù tội, dân buôn bán trao đổi đều đi theo đường ải Du Thôn. Trên núi Kháo Sơn cũng có hai con đường : một cho sứ bộ, và một cho dân buôn. Nhà nước cũng quy định : các tổng quản, tuyên úy trị nhậm ở phiên lộ cách kinh thành 200 dặm, phải luôn luôn đẩy mạnh việc vũ vệ. Năm 1460, nhà vua hạ lệnh : "Những người coi giữ biên giới phải giữ quan ải cẩn thận, không được thông đồng với người nước ngoài". Trong bộ luật Hồng Đức, chương "Cấm Vệ" có điều "Những người bán ruộng đất, bờ cơi cho người nước ngoài th́ bị xử chém". Điều 243 nêu rơ : Các tướng sĩ pḥng giữ nơi quan ải nếu không pḥng bị cẩn thận, ḍ la không đích thực để quân giặc đến bất ngờ đánh úp th́ bị xử tội lưu hay tử".

Về cửa hay ải Nam Quan, theo Phương-Đ́nh Dư địa chí của Nguyễn Văn-Siêu [bản dịch của Ngô Mạnh Nghinh, Tự Do xuất bản, Saigon, 1960], đời Hậu-Lê trở về trước gọi là cửa Pha-Lũy [hay Pha-Dữ], ở về phía bắc châu Văn-Uyên, trấn Lạng Sơn. Từ châu Bằng Tường [tỉnh Quảng-Tây] bên Trung-quốc muốn vào nước An Nam phải qua cửa quan này. Theo Cương-mục và Lam Sơn Thực Lục, cửa Pha Lũy chính là cửa Nam Quan ở xă Đồng Đăng thuộc huyện Văn-Uyên [xưa là Văn Châu hay Châu Văn], tỉnh Lạng-Sơn. Từ đời Lê Trung Hưng, người Tàu gọi cửa Pha Lũy là Trấn Nam Quan (Chen Nan Kuan) ; c̣n ta th́ quen gọi là cửa hay Ải Nam Quan.
........c̣n nữa...
Trích từ: Bảo Toàn Đất Tổ


 

 duyquocnv
 member

 REF: 270902
 12/17/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Xin cảm ơn hanviparis, tranquocdu1983, aka47, apollo đă tham gia DD này. Một đề tài thật bổ ích, giúp cho chúng ta có cái nh́n về lịch sử thật sâu sắc và chính xác .
có câu "người yêu nước và yêu dân tộc ḿnh th́ kg thể kg biết về lịch sử của đất nước ḿnh"
- tôi hoàn toàn đồng t́nh với ư kiến của apollo, bạn có những luận chứng và lư lẽ thật xác đáng giúp cho mọi người có thêm được kiến thức về lịch sử. . xin cảm ơn bạn thật nhiều.
- về phần lư luận của AK tôi xin được bổ sung rỏ thêm 1 tí:
1. về phân chia ranh giới mà người Pháp đă làm là không đúng, bở lẽ nước Pháp là 1 nước sâm luợc và thời điểm đó chẳn những VN mất nước mà TQ củng thế, v́ thế chúng ta kg thể lấy đó làm căn cứ khi chúng ta bị sâm lược làm thuộc địa.
2. Lư luận của TQ hiện nay họ kg lấy cột mốc thời Pháp thuộc mà lấy cộc mốc thời gian từ năm 789 trở đi (từ thời nhà Đường)
chúc các bạn vui khoẻ !
tôi rất mong đề tài này được nhiều người tham gia và ủng hộ để trong mổi chúng ta có thêm kiến thức sâu rộng hơn về lịch sử đất nước chúng ta và qua đó mà yêu thương dân tộc ḿnh hơn.
thân ái.


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network