Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Thông báo >> Bài viết này cũng đáng đọc !

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 gioluamaitoc
 member

 ID 55682
 09/12/2009



Bài viết này cũng đáng đọc !
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Trong thời gian gần đây, Việt Nam xem chừng như ngày càng bị áp lực khá dồn dập từ Phương Bắc trên nhiều lĩnh vực.

Thái độ lấn lướt của Bắc Kinh được thể hiện qua những diễn biến như phân định ranh giới trên bộ và trên biển; việc Bắc Kinh đe dọa các công ty nước ngoài hợp tác với VN ḍ t́m dầu khí; đông đảo công nhân TQ vào vùng Tây Nguyên qua dự án khai thác bauxite; và gần đây nhất, tàu TQ bắt, bắn giết ngư phủ VN hoạt động trong vùng biển của ḿnh…

Câu hỏi được nêu lên trước tiên là những nguy cơ như vậy có thể đưa VN về đâu? Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, Giáo sư Ngô Vĩnh Long chuyên về các vấn đề Á Châu và đang giảng dạy tại Đại Học Maine (Hoa Kỳ) nhận xét:


Lợi thế của Biển Đông


GS Ngô Vĩnh Long : Việt Nam phân chia ranh giới trên bộ với Trung Quốc đă ba bốn năm nay rồi, tôi cho vấn đề đó là hữu lư là bởi v́ Việt Nam là một nước nhỏ, Trung Quốc là một nước to, trên bộ mà không giải quyết vấn đề biên giới vốn bị một áp lực rất lớn của khối người Trung Quốc ở vùng biên th́ Việt Nam bị kẹt vấn đề đó sẽ không thể lo những vấn đề lớn khác như là vấn đề an ninh trên Biển Đông, cho nên tôi nghĩ rằng phải giải quyết vấn đề trên bộ để có thời gian chuẩn bị cho an ninh trên Biển Đông và an ninh trên các khu vực khác.

Nhưng vấn đề chính là vấn đề Biển Đông. Đây không những là vấn đề an ninh của riêng Việt Nam mà là vấn đề an ninh của cả thế giới, trong đó có cả Trung Quốc.

Nếu Trung Quốc lấn chiếm hay là bành trướng mạnh vô khu vực Biển Đông th́ sẽ rất là khó khăn cho thông thương trên Biển Đông, nhất là qua vùng eo Malacca, có đến 52 đến 55% hàng hóa thế giới lưu thông qua đường hàng hải này, như là dầu cho Trung Quốc, dầu cho Đài Loan, dầu cho Hàn Quốc, dầu cho Nhật ở trên vùng Bắc Á. Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan là 3 nước đă là đồng minh của Mỹ từ lâu, th́ nếu Trung Quốc càng lấn vào Biển Đông th́ trước sau ǵ Mỹ cũng phải có phản ứng.

Đó là một. Thứ hai nữa, an ninh Biển Đông là an ninh cho cả khu vực Đông Nam Á, v́ thế phần lớn những nước trong khu vực đối với họ an ninh trên Biển Đông là vấn đề rất quan trọng. Nếu Việt Nam biết kéo sự đồng t́nh của các nước trong khu vực và ngoài khu vực như Mỹ và các nước khác, th́ có thể không những bảo đảm vấn đề an ninh Biển Đông mà bảo đảm cả tương lai của đất nước Việt Nam.

Từ xưa tới giờ Việt Nam cũng giống như Trung Quốc chỉ nghĩ tới vấn đề trên bộ mà thôi chớ không nghĩ rằng vấn đề đi ra biển tức là đi ra thế giới là vấn đề quan trọng. Trung Quốc đă hiểu vấn đề đó từ khi Đặng Tiểu B́nh lên cầm quyền, từ đó Trung Quốc mới hướng tới toàn cầu hóa, vân vân.

C̣n Việt Nam lại chậm hơn Trung Quốc mấy chục năm rồi. Tôi nghĩ Việt Nam phải khôn ngoan để thấy cái lợi của ḿnh ở đâu.

Sai lầm của sự nhượng bộ thái quá

Thanh Quang : Như vậy, nhà cầm quyền Việt Nam lẽ ra phải khôn ngoan như thế nào, thưa Giáo Sư?

GS Ngô Vĩnh Long: Việt Nam trong những năm qua thay v́ mua thời gian để mà hợp tác với các nước trong khu vực cũng như với các nước ngoài khu vực như Mỹ, vân vân, th́ Việt Nam lại không làm chuyện đó cho tốt mà Việt Nam càng ngày càng đi sâu vào quỹ đạo Trung Quốc, tưởng rằng nhượng bộ Trung Quốc, làm cái ǵ cho Trung Quốc bằng ḷng th́ Trung Quốc sẽ tha cho Việt Nam, sẽ không ép Việt Nam nữa. Cách đây hơn 2 năm Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc bằng cách cho Trung Quốc mở vùng cao nguyên khai thác bauxite.

Việt Nam tưởng nhượng bộ lớn như thế này th́ Trung Quốc sẽ không ép, nhưng Việt Nam không thuộc lịch sử Trung Quốc trong mấy ngh́n năm là càng nhượng bộ th́ Trung Quốc càng ép.

Thanh Quang: Nhưng thực trạng là Việt Nam đă nhượng bộ như vậy rồi.

GS Ngô Vĩnh Long: Bây giờ nếu Việt Nam không khéo th́ như tôi đă nói nhiều lần, Việt Nam cũng giống như một tuưp thuốc đánh răng, Trung Quốc sẽ ép từ biên giới phía Bắc xuống, Biển Đông sang, nó bóp Việt Nam bây giờ anh có phọt ra Phú Quốc th́ nó cũng không tha, giống như là nó ép Tưởng Giới Thạch ngày xưa chạy ra Đài Loan rồi bây giờ nó cũng không tha, thành ra Đài Loan phải nhờ cậy mấy nước khác mới có thể giữ được.

Mà Việt Nam, tôi nghĩ rằng đi lá bài trong 2 năm qua càng ngày càng nghiêng về Trung Quốc, tưởng rằng như vậy th́ Trung Quốc sẽ tha, đây là lá bài sai. Mà cùng lúc Việt Nam lại đ̣i phần lớn các đảo Trường Sa là của Việt Nam th́ tôi nghĩ rằng cái này là vấn đề càng sai nữa, v́ ḿnh muốn các nước Đông Nam Á ủng hộ ḿnh th́ phải nhượng bộ cho họ về những ǵ mà ḿnh thấy không quan trọng th́ ḿnh nên bỏ, những cái ǵ ḿnh thấy là đúng về phần ḿnh th́ ḿnh thương lượng với họ.

Nhưng mà vấn đề lớn không phải là mấy cái đảo nhỏ xíu, vấn đề lớn là vấn đề thông thương, vấn đề an ninh của quốc gia. Tôi nghĩ rằng chính sách của Việt Nam bây giờ là sai trong vấn đề này. Mà Trung Quốc thấy vậy lại càng lấn.

Trung Quốc thấy Mỹ đang bị kẹt ở vùng Trung Đông, mà nó muốn làm cho Việt Nam sợ trước, v́ Việt Nam là tiền đồn ở Đông Nam Á, th́ Việt Nam sợ trước mà nhượng bộ cho nó nhiều th́ các nước khác nghĩ rằng vấn đề lớn nhất của Việt Nam mà nó nhượng th́ ḿnh dại ǵ lại chường đầu ra.

Vấn đề này Trung Quốc lại chơi quá, không những nó thách đố tàu Mỹ Impaccable, nó lại theo dơi tàu Mỹ và đụng tàu Mỹ trên đường đi đến Phi Luật Tân, rồi thấy Mỹ chưa nói ǵ th́ Trung Quốc lại quá lố đâm vào các tàu của ngư dân Việt Nam, bắt ngư dân Việt Nam.

Đây là cơ hội rất tốt cho Việt Nam để đem vấn đề này ra trước công luận thế giới, trước Liên hiệp quốc, mà bây giờ Việt Nam đang là thành viên của Hội đồng Bảo an, cho nên nếu Việt Nam đưa vấn đề này ra thế giới th́ Trung Quốc sẽ bị kẹt.

Đây là một cơ hội để Việt Nam phản công, vậy mà Hà Nội lại phản ứng bằng cách đề nghị Trung Quốc đừng bắt ngư dân, đề nghị thế này đề nghị thế kia, mà là những đề nghị không ra ǵ cả.

Việt Nam quá nhu nhược hay ở thế kẹt?

Thanh Quang: Như Giáo sư vừa giải thích là vấn đề phát xuất từ sự nhượng bộ thái quá của Việt Nam. Theo nhận xét của Giáo sư, có phải là nhà cầm quyền Hà Nội v́ trong thế kẹt mà hành động như vậy, hay theo như chỉ trích của công luận là v́ quá nhu nhược mà hành động như vậy?

GS Ngô Vĩnh Long: Nó là cả hai. Việt Nam có vấn đề kinh tế thế giới đi xuống, và Việt Nam nghĩ cách phát triển của các nước Âu Mỹ là không hợp thời, và của Bắc Kinh là hợp thời tức là đàn áp để phát triển.

Thay v́ tự do để phát triển th́ Việt Nam lại theo mô h́nh đàn áp để phát triển. Mô h́nh này th́ trước đó Nhật đă theo rồi, Hàn Quốc đă theo rồi, nhưng mà lúc đó là trong thế chiến tranh lạnh.

Bây giờ thời đại đă khác, không thể làm như vậy được nữa. Nhưng mà Trung Quốc nó vẫn làm theo mô h́nh đàn áp để phát triển, mà phát triển bằng cách xuất khẩu. Nó tưởng rằng mô h́nh đó là mô h́nh thắng thế, nhưng mà bây giờ anh có đàn áp đi nữa, anh có thể sản xuất rất là nhiều, nhưng mà nếu Mỹ và Châu Âu và các nước khác không nhập hàng của anh th́ anh làm ǵ?

Trung Quốc là nước lớn nên nó có thể quậy lung tung để các nước khác nhượng bộ nó, nhnưg Việt Nam là nước nhỏ nên quậy lung tung không được, đàn áp dân chúng cũng không đàn áp được giống như Trung Quốc, thành ra Việt Nam đi theo mô h́nh Trung Quốc là theo cái mô h́nh bậy.

Thanh Quang: Thưa Giáo sư, thật ra dân tộc Việt Nam ḿnh từng chứng tỏ bất khuất và từng ngăn chặn được Phương Bắc dù bị Tàu đô hộ một ngàn năm. Nhưng liệu phản ứng hiện nay của chính quyền Hà Nội như vừa nói có thể là một trở lực cho nhân dân Việt Nam ngăn chặn sự bành trướng cố hữu của Bắc kinh hay không?

GS Ngô Vĩnh Long: Vấn đề này cũng khó nói. Tôi nghĩ khi một số lănh đạo trong Chính phủ khiếp nhược hay hèn hạ th́ nó sẽ giúp cho dân chúng thấy rằng có sự khiếm khuyết và dân chúng có thể v́ đó mà đoàn kết và đồng t́nh hơn. Vấn đề bất khuất th́ tôi nghĩ có một lúc bất khuất cũng được, nhưng Việt Nam bây giờ là phải khôn ngoan.

Vấn đề này không phải là vấn đề dân tộc với Trung Quốc, vấn đề này là ḿnh sống gần bên Trung Quốc, ḿnh muốn Trung Quốc đối đăi với Việt Nam đàng hoàng để cho cả khu vực có thể phát triển.

Vấn đề là không phải chống Trung Quốc, vấn đề là chống chính sách bành trướng của một giới nào bên Trung Quốc th́ ḿnh phải có chính sách khôn ngoan. Chứ bây giờ mà đi ra chửi đổng dân tộc Hán như thế nào, Trung Quốc như thế nào, th́ chả làm được cái ǵ hết trơn mà nó c̣n gây rối thêm.

Vấn đề không phải là vấn đề dân tộc, mà Trung Quốc là liền núi liền sông với ḿnh, nếu ḿnh không khôn ngoan th́ ḿnh bị khó khăn liền.

Nguồn: http://bauxitevietnam.info/c/8050.html



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 rongchoi123
 member

 REF: 484409
 09/20/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Đây cũng là tin đáng đọc mà không hiểu sao báo chí trong nước không đăng tải cho bà con xem, trong khi các báo nước ngoài đều có tin này như AF, Reuteurs, BBC.... Đây là bản tin trích từ BBC

VN sẽ có không lực thuộc hải quân

Báo nước ngoài đưa tin Việt Nam chuẩn bị thiết lập bộ phận không quân nằm trong hải quân để tăng năng lực phòng thủ biển.

Tác giả Robert Karniol viết trên nhật báo Straits Times của Singapore rằng chính phủ Việt Nam sẽ sớm công bố kế hoạch này.

Tờ báo trích một nguồn giấu tên nói: "Quân đội Nhân dân Việt Nam lên kế hoạch này chủ yếu vì cho tới nay không quân và hải quân chưa phối hợp được vơi nhau."

Một lý do khác, là không lực hải quân ở một số quốc gia tỏ ra hoạt động khá hiệu quả.

Các nước trong khu vực có không quân trực thuộc hải quân là Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan.

Năm 1998, bộ phận tuần duyên được tách riêng, chuyên trách các vùng ven biển và hải quân Việt Nam tập trung vào các hoạt động nước sâu.

Theo tác giả Karniol, Việt Nam đã mua ba máy bay EADS-CASA C212 Series 400 chuyên tuần tra và theo dõi biển. Các máy bay này có trang bị radar MSS 6000 và bộ phận không quân mới sẽ chịu trách nhiệm vận hành chúng cho mục đích tuần duyên.

Sang năm tới, các hoạt động tuần tra ven biển sẽ được hỗ trợ của các máy bay C212, thay thế bốn "thuyền bay" Beriev BE-12 mua của Liên Xô từ 1981.

Strats Times nói cùng với việc mua mới các máy bay C212 này, bộ phận không quân của hải quân có thể sẽ chính thức được ra mắt.

Nguồn tin của báo này cho hay việc thuyên chuyển, điều động nhân sự và trang thiết bị đã bắt đầu diễn ra và đại bản doanh của không lực hai quân sẽ được đặt tại sân bay quân sự (Cát Bi) Hải Phòng.

15 trực thăng Kamov loại KA-28 sẽ được chuyển sang cho hải quân và bộ phận không quân mới sẽ sẵn sàng hoạt động trong năm 2010.

Tuy nhiên, với các chiến đấu cơ được lắp đặt tên lửa chống tàu chiến, bao gồm cả loại phản lực AS-17 Krypton, không quân Việt Nam cũng vẫn sẽ góp phần vào việc phòng thủ biển.
Hợp tác nước ngoài

Tác giả Robert Karniol, một chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực quân sự ở khu vực, tiết lộ Hoa Kỳ đã chào hàng với Hà Nội loại thủy phi cơ United Capital Corporation (Grumman) G-111T. Canada cũng có thể cung cấp thủy phi cơ tương tự, loại The Bombardier 415MR, có thể dùng để vận chuyển hay tìm kiếm cứu nạn.

Ông Karniol nhận xét gần đây Việt Nam đã có hiều động hái tăng cường năng lực phòng thủ biển để bảo vệ nguồn lợi và chủ quyền, đồng thời đối phó với hành động ngày càng ráo riết của Trung Quốc tại Biển Đông.

Khoảng chục năm trước, Việt Nam đã mua của Bắc Triều Tiên hai tàu ngầm nhỏ, loại Sang-O hoặc Yugo. Đầu năm nay, Việt Nam cũng được tin chuẩn bị mua sáu tàu ngầm hạng Kilo của NGa, tăng đáng kể khả năng tác chiến dưới nước.

Năm ngoái, còn có tin Hà Nội đã ký hợp đồng trị giá 670 triệu đôla Mỹ với Moscow hằm mua trang thiết bị quân sự, trong có các phụ tùng tàu chiến để tự lắp ráp tại nhà máy đóng tàu Hồng Hà.

Chi tiết về hợp đồng này còn khá sơ sài, nhưng người ta cho rằng trgn đó có các tàu phục vụ hải quân cả ngoài khơi lẫn ven biển.

Một số nguồn tin cho rằng hợp đồng này là để thay thế việc hủy một hợp đồng chế tạo 20 tàu tuần tra trọng tải 400 tấn mà Việt Nam ký từ trước với Ukraina nhưng chỉ hoàn thành được sáu chiếc.

Mới đây, Việt Nam cũng loan báo việc thành lập Vùng 2 hải quân để bảo vệ chủ quyền thềm lục địa phía Nam,


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network